Tiền sản giật khi mang thai: Biểu hiện như thế nào và cách phòng ngừa ra sao?
Tiền sản giật khi mang thai: Biểu hiện như thế nào và cách phòng ngừa ra sao? Tình trạng tiền sản giật thai kỳ thường xuất hiện trước kỳ sinh nở khiến không ít thai phụ cảm thấy lo lắng vì sợ ảnh hưởng ít nhiều tới quá trình vượt cạn sinh con sắp tới. Tâm lý căng thẳng và hồi hộp, cộng thêm nhiều biến chứng bất lợi của bệnh tiền sản giật khiến mẹ bầu chẳng thể nào bình tĩnh nổi trước khi chuẩn bị sinh con. Bà bầu bị tiền sản giật thai kỳ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì chắc chắn sẽ tiềm ẩn nhiều mối nguy hại khôn lường ảnh hưởng trực tiếp tới cả người mẹ lẫn thai nhi. Chính vì vậy, hãy hết sức chú ý trước mọi triệu chứng sản giật, đặc biệt là lúc cận kề ngày sinh thì nguy cơ phát bệnh càng gia tăng cao hơn bình thường đấy.
Nào hãy cùng gonhub.com chúng tôi tìm hiểu xem triệu chứng của tiền sản giật khi mang thai là gì và cách phòng ngừa tiền sản giật cho bà bầu như thế nào qua những giải đáp thắc mắc sau đây nhé!
1. Đối tượng nào dễ mắc chứng tiền sản giật thai kỳ nhất?
Đối với những bà mẹ mang thai lần đầu thì nguy cơ tiền sản giật là rất cao. Nhưng như thế không có nghĩa là mẹ mang thai lần sau sẽ không gặp nguy cơ này. Nếu trong lần mang thai đầu tiên mẹ đã từng bị tiền sản giật thì khả năng cao là mẹ sẽ phải “đồng hành” cùng nó trong những lần mang thai tiếp theo.
* Nguy cơ tiền sản giật tăng cao ở các đối tượng thai phụ:
- Mắc chứng cao huyết áp mãn tính.
- Gặp một số rối loạn như bệnh thận, tiểu đường, máu khó đông, bệnh lupus.
- Người thân trong gia đình có tiền sử tiền sản giật.
- Mẹ bầu béo phì.
- Mẹ mang song thai hoặc đa thai.
- Mẹ bầu dưới 20 tuổi hoặc trên 40 tuổi.
2. Những triệu chứng của tiền sản giật khi mang thai thường gặp nhất
Dù tiền sản giật luôn đến một cách bất thình lình nhưng trước đó vẫn sẽ có một vài dấu hiệu cho mẹ bầu cảm nhận được thay khác của cơ thể. Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào sau đây, mẹ bầu nên ngay lập tức đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên môn can thiệp kịp thời, mẹ nhé.
- Thị lực của mẹ kém đi rõ rệt, mắt mờ, có thể quáng gà hoặc mất thị lực tạm thời hoặc mẹ chỉ thấy đốm sáng.
- Vùng bụng trên của mẹ đau dữ dội.
- Mẹ có dấu hiệu buồn nôn, thậm chí ói mửa trầm trọng.
Vùng bụng trên của mẹ đau dữ dội là một trong những dấu hiệu tiền sản giật mẹ cần lưu ý.
- Mẹ bị phù ở mặt, quanh mắt bị sưng húp lên. Bàn tay, bàn chân cũng có dấu hiệu sưng phù, nặng nhất là sưng phù ở mắt cá chân/bàn chân.
- Tăng cân nhanh vượt mức > 2kg chỉ trong một tuần.
- Mẹ cảm thấy đau đầu nặng hoặc đau đầu dai dẳng không dứt.
Trong giai đoạn đầu của tiền sản giật hầu như không có dấu hiệu hoặc nếu có thì cũng rất dễ khiến mẹ nhầm tưởng chúng là các triệu chứng thai kỳ bình thường. Để phát hiện chính xác, mẹ bầu không nên bỏ lỡ các buổi khám thai định kỳ.
3. Cách phòng ngừa tiền sản giật cho bà bầu khi mang thai 3 tháng cuối
- Để phòng tránh nguy cơ này, điều cần thiết nhất mẹ nên làm đó là thăm khám thai định kỳ để bác sĩ có thể theo dõi tình hình của mẹ. Đo huyết áp và xét nghiệm đạm trong nước tiểu sẽ giúp cho kết luận chính xác về nguy cơ tiền sản giật ở mẹ, từ đó bác sĩ sẽ có hướng điều trị, chăm sóc đúng cách cho mẹ.
Thăm khám thai định kỳ để bác sĩ có thể theo dõi tình hình của mẹ là cách phòng ngừa tiền sản giật hữu hiệu nhất.
- Tất nhiên, ngoài những buổi thăm khám thai, mẹ bầu cũng cần tự theo dõi các triệu chứng của cơ thể để đến bệnh viện tức thì ngay khi phát hiện có dấu hiệu bất thường dù là nhỏ nhất. Đó chính là cách mẹ tự bảo vệ mình cũng như bé cưng trong bụng.
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, biến chứng của tiền sản giật khi mang thai là cực kỳ nguy hiểm và các mẹ bầu cần phải hết sức chủ động đề phòng để bảo đảm an toàn cho mẹ lẫn bé. Nên ghi nhớ, việc khám thai định kỳ đều đặn theo lịch trình đưa ra sẽ giúp các bác sĩ dễ dàng theo dõi sự phát triển từng ngày của thai nhi là ổn định hay không ổn định hoặc có biến chứng sản giật gì bất thường không để từ đó nhanh chóng đề xuất phương án can thiệp hiệu quả sớm nhất, tránh ảnh hưởng đến kỳ sinh nở vượt cạn đang cận kề. gonhub.com chúc mẹ bầu xem tin vui!
Tiền sản giật khi mang thai: Biểu hiện như thế nào và cách phòng ngừa ra sao? Tình trạng tiền sản giật thai kỳ thường xuất hiện trước kỳ sinh nở khiến không ít thai phụ cảm thấy lo lắng vì sợ ảnh hưởng ít nhiều tới quá trình vượt cạn sinh con sắp tới. Tâm lý căng thẳng và hồi hộp, cộng thêm nhiều biến chứng bất lợi của bệnh tiền sản giật khiến mẹ bầu chẳng thể nào bình tĩnh nổi trước khi chuẩn bị sinh con. Bà bầu bị tiền sản giật thai kỳ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì chắc chắn sẽ tiềm ẩn nhiều mối nguy hại khôn lường ảnh hưởng trực tiếp tới cả người mẹ lẫn thai nhi. Chính vì vậy, hãy hết sức chú ý trước mọi triệu chứng sản giật, đặc biệt là lúc cận kề ngày sinh thì nguy cơ phát bệnh càng gia tăng cao hơn bình thường đấy.
Nào hãy cùng gonhub.com chúng tôi tìm hiểu xem triệu chứng của tiền sản giật khi mang thai là gì và cách phòng ngừa tiền sản giật cho bà bầu như thế nào qua những giải đáp thắc mắc sau đây nhé!
1. Đối tượng nào dễ mắc chứng tiền sản giật thai kỳ nhất?
Đối với những bà mẹ mang thai lần đầu thì nguy cơ tiền sản giật là rất cao. Nhưng như thế không có nghĩa là mẹ mang thai lần sau sẽ không gặp nguy cơ này. Nếu trong lần mang thai đầu tiên mẹ đã từng bị tiền sản giật thì khả năng cao là mẹ sẽ phải “đồng hành” cùng nó trong những lần mang thai tiếp theo.
* Nguy cơ tiền sản giật tăng cao ở các đối tượng thai phụ:
- Mắc chứng cao huyết áp mãn tính.
- Gặp một số rối loạn như bệnh thận, tiểu đường, máu khó đông, bệnh lupus.
- Người thân trong gia đình có tiền sử tiền sản giật.
- Mẹ bầu béo phì.
- Mẹ mang song thai hoặc đa thai.
- Mẹ bầu dưới 20 tuổi hoặc trên 40 tuổi.
2. Những triệu chứng của tiền sản giật khi mang thai thường gặp nhất
Dù tiền sản giật luôn đến một cách bất thình lình nhưng trước đó vẫn sẽ có một vài dấu hiệu cho mẹ bầu cảm nhận được thay khác của cơ thể. Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào sau đây, mẹ bầu nên ngay lập tức đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên môn can thiệp kịp thời, mẹ nhé.
- Thị lực của mẹ kém đi rõ rệt, mắt mờ, có thể quáng gà hoặc mất thị lực tạm thời hoặc mẹ chỉ thấy đốm sáng.
- Vùng bụng trên của mẹ đau dữ dội.
- Mẹ có dấu hiệu buồn nôn, thậm chí ói mửa trầm trọng.
Vùng bụng trên của mẹ đau dữ dội là một trong những dấu hiệu tiền sản giật mẹ cần lưu ý.
- Mẹ bị phù ở mặt, quanh mắt bị sưng húp lên. Bàn tay, bàn chân cũng có dấu hiệu sưng phù, nặng nhất là sưng phù ở mắt cá chân/bàn chân.
- Tăng cân nhanh vượt mức > 2kg chỉ trong một tuần.
- Mẹ cảm thấy đau đầu nặng hoặc đau đầu dai dẳng không dứt.
Trong giai đoạn đầu của tiền sản giật hầu như không có dấu hiệu hoặc nếu có thì cũng rất dễ khiến mẹ nhầm tưởng chúng là các triệu chứng thai kỳ bình thường. Để phát hiện chính xác, mẹ bầu không nên bỏ lỡ các buổi khám thai định kỳ.
3. Cách phòng ngừa tiền sản giật cho bà bầu khi mang thai 3 tháng cuối
- Để phòng tránh nguy cơ này, điều cần thiết nhất mẹ nên làm đó là thăm khám thai định kỳ để bác sĩ có thể theo dõi tình hình của mẹ. Đo huyết áp và xét nghiệm đạm trong nước tiểu sẽ giúp cho kết luận chính xác về nguy cơ tiền sản giật ở mẹ, từ đó bác sĩ sẽ có hướng điều trị, chăm sóc đúng cách cho mẹ.
Thăm khám thai định kỳ để bác sĩ có thể theo dõi tình hình của mẹ là cách phòng ngừa tiền sản giật hữu hiệu nhất.
- Tất nhiên, ngoài những buổi thăm khám thai, mẹ bầu cũng cần tự theo dõi các triệu chứng của cơ thể để đến bệnh viện tức thì ngay khi phát hiện có dấu hiệu bất thường dù là nhỏ nhất. Đó chính là cách mẹ tự bảo vệ mình cũng như bé cưng trong bụng.
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, biến chứng của tiền sản giật khi mang thai là cực kỳ nguy hiểm và các mẹ bầu cần phải hết sức chủ động đề phòng để bảo đảm an toàn cho mẹ lẫn bé. Nên ghi nhớ, việc khám thai định kỳ đều đặn theo lịch trình đưa ra sẽ giúp các bác sĩ dễ dàng theo dõi sự phát triển từng ngày của thai nhi là ổn định hay không ổn định hoặc có biến chứng sản giật gì bất thường không để từ đó nhanh chóng đề xuất phương án can thiệp hiệu quả sớm nhất, tránh ảnh hưởng đến kỳ sinh nở vượt cạn đang cận kề. gonhub.com chúc mẹ bầu xem tin vui!
Mẹ - Bé - Tags: cẩm nang bà bầuCách nấu cháo thịt heo giúp bé cân bằng dinh dưỡng thời kỳ ăn dặm
Hướng dẫn chăm sóc ngực đúng cách khi mang thai và cho con bú
Cho bé ăn váng sữa khi nào trong ngày và như thế nào là đúng tốt nhất
Hướng dẫn chuẩn bị nghỉ thai sản cho bà bầu đang đi làm
Mang thai uống nước mía được không? Công dụng của nước mía với bà bầu
Bí quyết phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non giúp tự tin và giao tiếp tốt hơn
Có nên cho trẻ xem tivi khi ăn cơm? Cách sửa thói quen vừa ăn vừa xem tivi hiệu quả