Tại sao trẻ sơ sinh bị nấc & chữa trị như thế nào hiệu quả nhất?
Trong giai đoạn 2-3 tháng sau sinh một trong những hiện tượng thường xảy ra đó là việc trẻ sơ sinh bị nấc. Thật ra tình trạng này không đáng lo lắng đây chỉ là một phản ứng bình thường của trẻ khi ăn uống nên bạn không cần quá lo. Bạn chỉ cần tìm hiểu một số cách để có thể xử trí tốt nhất khi trẻ rơi vào tình trạng bị nấc để có thể hết nhanh nhất và không gây khó chịu cho trẻ sơ sinh. Nhưng nếu trẻ bị nấc quá nhiều bạn nên đem trẻ đến các cơ sở y tế để khám.
Mời bạn cùng gonhub.com tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa khi trẻ sơ sinh bị nấc ngay bài viết dưới đây.
1. Cách chăm sóc khi trẻ sơ sinh bị nấc?
- Nếu như người lớn thường uống nước để hết nấc thì đối với trẻ sơ sinh, mẹ nên cho bé bú một lượng sữa nhỏ. Khi dòng sữa đi qua cơ hoành sẽ thư giãn và hoạt động bình thường lại. Trường hợp bé trên 6 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé uống từng hớp nước nhỏ.
- Nuốt là một hành động ngăn chặn cơ hoành co thắt. Mẹ nên cho bé ăn một món gì đó với số lượng ít. Ví dụ: chuối xay nhuyễn hoặc bột ngũ cốc.
- Sau khi cho bé bú no hoặc ăn dặm, nên bế bé ở tư thế đầu cao. Ngoài ra cũng còn nhiều cách để mẹ hỗ trợ bé ợ hơi dễ dàng. Mẹ có thể cho bé áp mặt vào vai mẹ trong khoảng 15 – 30 phút. Mẹ hãy dùng tay vuốt nhẹ lưng bé hoặc lấy ngón tay ấn cùng lúc vào 2 nắp tai trẻ trong vài phút.
- Nên cho bé bú từ từ, không bú quá nhanh, quá nhiều khiến dạ dày dãn nhiều hơi.
- Khi bú, mẹ nên cho bé ngậm vú đúng cách, bé cần ngậm sâu và chắc. Nếu không bé sẽ phải nuốt nhiều khí thừa vào dạ dày.
- Massage lưng cho bé để nới lỏng các cơ, trong đó cơ hoành.
- Lấy khăn màng quấn vào ngón tay. Sau đó chấm một lượng nhỏ mật ong và đưa vào miệng của trẻ. Đây là cách giảm nấc ở trẻ sơ sinh hiệu quả theo mẹo dân gian.
2. Vì sao trẻ sơ sinh hay nấc?
Nấc là một hiện tượng sinh lý bình thường, không có gì đáng lo ngại. Sự co thắt ngắt quãng và không tự chủ của cơ hoành lặp đi lặp lại. Điều này dẫn đến tình trạng khí hít vào bị ngưng đột ngột. Khi đó thanh môn đóng kín gây nên tiếng nấc. Trẻ sơ sinh hay nấc nhiều ở giai đoạn 2 – 3 tháng đầu và giảm rõ rệt đến khi 1 tuổi. Bé có thể nấc nhiều lần trong ngày, mỗi lần nấc kéo dài trong 2 – 3 phút. Thông thường trẻ sẽ tự hết nấc mà chúng ta không cần điều trị gì cả. Trẻ thường nấc sau khi ăn quá nhiều hoặc vừa khóc, vừa ăn. Ngoài ra, tư thế thay đổi đột ngột hoặc không được giữ ẩm đúng cách cũng làm trẻ nấc.
Khi trẻ sơ sinh bị nấc bạn chỉ cần tiến hành xử trí theo những hướng dẫn của chúng tôi chắc chắn sẽ nhanh hết. Cách tốt nhất để không làm trẻ bị nấc là khi bú mẹ và ăn uống nên cho trẻ ăn từ từ tránh ăn quá nhanh sẽ dẫn đến tình trạng nấc. Bạn chỉ cần tiến hành theo những bước hướng dẫn mà chúng tôi đã chỉ là có thể điều trị nhanh cho bé rồi. Hẹn gặp lại các bạn ở các bài viết tiếp theo cùng với gonhub.com để có thêm những thông tin hữu ích mới trong việc chăm sóc sức khỏe của trẻ.
Làm cách nào để thụ thai sinh đôi theo ý muốn đơn giản mà hiệu quả nhất?
Bổ sung vitamin tổng hợp cho trẻ em cần lưu ý những gì?
Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em: Nguyên nhân – triệu chứng và cách phòng ngừa điều trị
Chọn giờ, ngày, tháng tốt sinh con năm 2020 Canh Tý hợp tuổi bố mẹ giàu sang phú quý
Cách để hồi phục sức khỏe sau sinh mổ hiệu quả dành cho các bà mẹ bỉm sữa
Mách mẹ bầu cách chăm sóc làm đẹp da khi mang thai 3 tháng cuối
Mách mẹ cách chăm sóc giữ ấm cho trẻ sơ sinh vào mùa đông để bé không bị ốm