Sự phát triển của thai nhi 12 tuần tuổi và những thay đổi ở cơ thể mẹ bầu
Sự phát triển của thai nhi 12 tuần tuổi và những thay đổi ở cơ thể mẹ bầu diễn ra như thế nào sẽ được chúng tôi chia sẻ ngay bây giờ để mẹ hiểu hết mọi điều về tuần thai đặc biệt này. Tới tuần thai thứ 12 này rồi thì coi như mẹ đã bước qua thời kỳ tam cá nguyệt thứ nhất để tiếp tục hành trình tam cá nguyệt thứ hai. Nếu như những tuần mang thai đầu tiên, cơn ốm nghén liên tục hoành hành khiến mẹ không thể ăn uống được nhiều dẫn tới kiệt sức, chân tay bủn rủn thì tuần 12, mọi cảm giác khó chịu ấy sẽ dần bớt đi để sớm trả lại năng lượng dồi dào khỏe mạnh như trước lúc mang thai. Và em bé lúc này cũng đã có sự thay đổi rõ rệt về chiều dài kích thước lẫn cân nặng cùng nhiều điều thú vị khác đang cần mẹ khám phá đấy.
Nào hãy cùng gonhub.com chúng tôi tìm hiểu qua về sự thay đổi cơ thể mẹ bầu trong tuần 12 và sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 12 như thế nào ngay bây giờ nhé!
1. Sự thay đổi về cơ thể mẹ bầu khi mang thai tuần 12
- Ham muốn tình dục tăng lên: Nhiều cặp vợ chồng cảm nhận thấy sự ham muốn gần gữi được tăng lên rõ rệt hơn trong giai đoạn này. Nếu như trước đây các mẹ tỏ ra hờ hững vì phải đối mặt với những triệu chứng ốm nghén thì giờ đây chị em trở nên tràn đầy sức sống mới để bắt đầu một cuộc yêu nồng nàn thực sự.
- Cảm giác ợ nóng vẫn còn: Một số mẹ bầu vẫn bị cảm giác ợ nóng trong gian đoạn này. Đây chính là hậu quả của việc tăng tiết hormone progesterone khiến axit dạ dày trào ra ngoài thực quản.
- Vùng kín ẩm ướt: Mẹ thường xuyên bị khó chịu bởi cảm giác ẩm ướt từ âm đạo do khí hư màu trắng tiết ra. Đây là hiện tượng bình thường mà các mẹ bầu phải đối mặt, bạn nên vệ sinh âm đạo thường xuyên, tránh tạo môi trường để nấm hoạt động trong âm đạo. Nếu thấy khí hư có mùi hôi màu vàng hoặc xanh thì nên đi khám bác sĩ sớm nhé!
2. Sự phát triển của thai nhi ở tuần 12 có gì mới?
- Cử động trong bụng mẹ: Bé đã có thể khép cơ mắt và miệng của mình. Đồng thời những ngón tay hay ngón chân có thể cong vểnh theo sự tác động từ bên ngoài.
- Bài tiết nước tiểu: Thận của bé đã bắt đầu bài tiết nước tiểu. Đồng thời ruột của trẻ cũng phát triển hoàn chỉnh để hút thức ăn thông qua dây rốn vào khoang ruột.
- Cân nặng của thai nhi: Bé ở thời điểm này có thể nặng gần 15 gram, chiều dài khoảng 5,5 cm và xương đã trở nên cứng cáp hơn.
- Nhịp tim thai: Mẹ đã nghe được nhịp tim của em bé rõ ràng khi siêu âm, đạt khoảng 160 nhịp/ phút. Các ngón tay của bé rất rõ ràng trong hình ảnh siêu âm mẹ có thể quan sát thấy.
- Độ mờ da gáy: Đây là thời điểm cực kỳ quan trọng để tiến hành đo độ mờ gáy nhằm đánh giá sự bất thường nhiễm sắc thể dẫn tới hội chứng down, tim bẩm sinh hay thoát vị cơ hoành. Thông thường nếu độ mờ gáy lớn hơn 3mm thì tỉ lệ khả năng thai nhi bị bệnh trên 70%.
Hình ảnh thai nhi tuần tuổi thứ 12.
3. Mẹ nên làm gì trong tuần thai thứ 12?
- Chia sẻ quan điểm con cái với bạn đời: Nhiều mẹ nghĩ đây là công việc không cần thiết. Tuy nhiên, trên thực tế việc ngồi lại bên nhau để nói về những quan điểm nuôi dạy con cái cho đến việc phân công công việc khi em bé chào đời là điều vô cùng quan trọng. Mẹ nên trao đổi với bố cả về nơi sinh em bé, cũng như cách chăm sóc như thế nào cho phù hợp. Điều này sẽ khiến cả hai vợ chồng cùng thoải mái và đặc biệt là mẹ bầu không cảm thấy bị tủi thân sau khi sinh em bé.
- Chuẩn bị một ngân sách cho em bé sắp chào đời: Đây là lúc để hai vợ chồng cùng ngồi lại bên nhau nói về kế hoạch chào đón em bé. Đó không chỉ bao gồm tâm lý, sức khỏe mà còn cả vấn đề về tài chính. Nếu cần thiết hãy tính toán thật kỹ những khoản chi phát sinh sắp tới như quần áo trẻ sơ sinh, tã, thức ăn, đồ chơi, tiền viện phí … Hãy xem bạn có thể cắt giảm các khoản chị dự phòng nào cho nhu cầu của bé.
Với việc tìm hiểu về sự phát triển của thai nhi 12 tuần tuổi, chắc hẳn nhiều mẹ cũng cảm thấy khá bất ngờ trước những thay đổi quá nhanh ở bào thai trong bụng rồi. Nhắc khéo cho bà bầu tuần này là nên chia sẻ mọi quan điểm về con cái với người bạn đời và chủ động hơn trong việc chuẩn bị ngân sách đi đẻ đầy đủ chu đáo, có như vậy thì bé sinh ra mới được đảm bảo cuộc sống hoàn hảo nhất được. Vài lời khuyên hữu ích trên đây, hi vọng mẹ sẽ lắng nghe và áp dụng đúng. gonhub.com chúc các mẹ xem tin vui!
Mẹ - Bé - Tags: cẩm nang bà bầuBí quyết làm đẹp khi mang thai cho bà bầu trong từng giai đoạn
10 dấu hiệu sắp sinh con so sớm chính xác nhất mà các mẹ bầu cần phải chú ý
Ung thư hạch có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh ra sao?
6 việc mẹ bầu trước khi chuẩn bị sinh nên làm
Tìm hiểu vai trò của vitamin A D B6 đối với sức khỏe bà bầu và thai nhi
Những tác hại của xe tập đi đối với trẻ nhỏ mà mẹ không ngờ tới
Viêm hạch ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng & cách chăm sóc hiệu quả tại nhà