Nguy hiểm: bệnh tiêu chảy ở trẻ em nguyên nhân và cách chăm sóc
Nguy hiểm bệnh tiêu chảy ở trẻ em nguyên nhân và cách phòng ngừa chăm sóc đem đến cho các mẹ biết những kiến thức cơ bản về bệnh tiêu chảy để các mẹ chăm sóc cho con tránh bệnh tiêu chảy hay mau chóng khỏi bệnh tiêu chảy. Tiết trời mùa hè nóng nực, khiến cho đồ ăn thức uống dễ biến chất, bên cạnh đó, việc tiêu thụ nhiều sản phẩm như kem, nước đá… cũng có thể là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa, dẫn đến tiêu chảy ở trẻ em. Chính vì vậy, các mẹ cần chú ý đến chế độ ăn uống của trẻ để chăm sóc trẻ thật tốt nhé. Cùng gonhub.com tìm hiểu về bệnh tiêu chảy ở trẻ em nhé.
Triệu chứng của bệnh tiêu chảy
- Bệnh thường khởi phát đột ngột với các triệu chứng của bệnh tiêu chảy như ói mửa, sau đó đi tiêu ra phân nước lợn cợn, có đờm, có lúc có máu hoặc phân xanh rêu, đau bụng, chướng bụng.
- Ở mức độ nặng trẻ sẽ có những triệu chứng như: sốt li bì hoặc hôn mê, mắt trũng, khát nhưng không uống hoặc uống rất ít nước, véo vào da thấy để lại vết hằn và lâu mất đi.
Các nguyên nhân gây tiêu chảy
- Trẻ bị tiêu chảy có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng thường gặp nhất là do đường ruột trẻ bị nhiễm trùng do virus, vi trùng, hoặc ký sinh trùng. Ngoài ra, trẻ bị tiêu chảy có thể do dị ứng với các loại thức ăn lạ, chế độ ăn không phù hợp với lứa tuổi hoặc do sử dụng kháng sinh kéo dài, v.v… Với trẻ nhỏ việc sử dụng những thức ăn, nước uống nhiễm khuẩn, không hợp vệ sinh là tác nhân hàng đầu khiến trẻ bị nhiễm khuẩn.
Ảnh hưởng của bệnh tiêu chảy đến trẻ nhỏ
- Nếu tiêu chảy không được điều trị hoặc điều trị không hợp lý, trẻ sẽ bị mất nước khiến cơ thể yếu dần, dẫn đến tử vong nếu kéo dài. Ngoài ra, tiêu chảy cũng làm rối loạn các chất khoáng trong cơ thể mà hậu quả là các hoạt động của cơ thể sẽ bị rối loạn.
- Với trẻ mắc tiêu chảy kéo dài dễ bị suy dinh dưỡng, một trong những biến chứng rất nguy hiểm của tiêu chảy, dễ dẫn đến tử vong. Suy dinh dưỡng cũng làm bệnh tiêu chảy khó điều trị và kiểm soát.
- Một số trường hợp tiêu chảy do vi trùng có thể dẫn đến nhiễm trùng máu, điều trị rất khó khăn và gây tử vong cao.
Chăm sóc trẻ bị tiêu chảy như thế nào
- Cho trẻ uống nước nhiều hơn so với bình thường. Cần cho trẻ uống thêm dung dịch Oresol để bù lại lượng nước đã mất. Ngoài dung dịch Oresol, trẻ trên 6 tháng tuổi còn có thể uống nước súp, nước cơm, nước cháo, nước dừa, nước hoa quả tươi không đường hoặc nước sôi để nguội.
- Nếu trẻ đang bú mẹ thì tiếp tục cho bú thường xuyên hơn và bú lâu hơn. Ở trẻ lớn hơn thì khẩu phần ăn hàng ngày nên được tiếp tục và tăng dần lên. Với trẻ bị ói mửa thì khẩu phần ăn nên được chia ra làm nhiều bữa nhỏ trong ngày.
- Sau khi hết tiêu chảy nên cho bé ăn nhiều hơn để hồi phục lại dinh dưỡng cho bé.
- Trường hợp nặng cần đưa đến bệnh viện để kịp thời chữa trị.
Phòng ngừa tiêu chảy cho trẻ em như thế nào
- Để phòng ngừa và giảm bớt nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy ở trẻ em, các bậc phụ huynh cần:
- Nuôi con bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời.
- Đảm bảo vệ sinh thực phẩm, cho trẻ rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước và sau khi ăn.
- Cho trẻ tiêm phòng đầy đủ các loại vắcxin trong chương trình tiêm chủng mở rộng.
- Uống vắcxin ngừa tiêu chảy tại các cơ sở y tế.
Thực phẩm nên sử dụng cho trẻ bị tiêu chảy
- Nên dùng các loại thức ăn như gạo, khoai, chế biến dưới dạng mềm, lỏng dễ tiêu hóa như bột, cháo, súp; chọn các loại thực phẩm giàu chất đạm như thịt, cá, trứng, sữa…; cho trẻ uống và ăn thêm quả tươi ít đường để cung cấp các vitamin và muối khoáng cho cơ thể.
- Nên sử dụng các loại dầu có nguồn gốc thực vật để giúp trẻ tăng khả năng hấp thụ vitamin A, D, E, K, đặc biệt vitamin A làm tăng sức đề kháng của niêm mạc đường ruột tiêu hóa, giúp tiêu chảy ở trẻ khỏi nhanh hơn.
- Tránh dùng các loại nước giải khát công nghiệp, các loại thức ăn nước uống chứa nhiều đường vì những thức uống, ăn này có thể làm tăng nguy cơ mắc tiêu chảy.
Để chăm sóc trẻ mau chóng hồi phục sức khỏe, phòng ngừa bệnh tiêu chảy hiệu quả, các mẹ hãy chú ý đến bài viết này của gonhub.com nhé. Bệnh tiêu chảy ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của trẻ, thậm chí biến chứng của bệnh có thể để lại di chứng hoặc khiến trẻ tử vong, chính vì vậy các bậc cha mẹ cần chú ý chăm sóc trẻ nhé.
Nguy hiểm bệnh tiêu chảy ở trẻ em nguyên nhân và cách phòng ngừa chăm sóc đem đến cho các mẹ biết những kiến thức cơ bản về bệnh tiêu chảy để các mẹ chăm sóc cho con tránh bệnh tiêu chảy hay mau chóng khỏi bệnh tiêu chảy. Tiết trời mùa hè nóng nực, khiến cho đồ ăn thức uống dễ biến chất, bên cạnh đó, việc tiêu thụ nhiều sản phẩm như kem, nước đá… cũng có thể là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa, dẫn đến tiêu chảy ở trẻ em. Chính vì vậy, các mẹ cần chú ý đến chế độ ăn uống của trẻ để chăm sóc trẻ thật tốt nhé. Cùng gonhub.com tìm hiểu về bệnh tiêu chảy ở trẻ em nhé.
Triệu chứng của bệnh tiêu chảy
- Bệnh thường khởi phát đột ngột với các triệu chứng của bệnh tiêu chảy như ói mửa, sau đó đi tiêu ra phân nước lợn cợn, có đờm, có lúc có máu hoặc phân xanh rêu, đau bụng, chướng bụng.
- Ở mức độ nặng trẻ sẽ có những triệu chứng như: sốt li bì hoặc hôn mê, mắt trũng, khát nhưng không uống hoặc uống rất ít nước, véo vào da thấy để lại vết hằn và lâu mất đi.
Các nguyên nhân gây tiêu chảy
- Trẻ bị tiêu chảy có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng thường gặp nhất là do đường ruột trẻ bị nhiễm trùng do virus, vi trùng, hoặc ký sinh trùng. Ngoài ra, trẻ bị tiêu chảy có thể do dị ứng với các loại thức ăn lạ, chế độ ăn không phù hợp với lứa tuổi hoặc do sử dụng kháng sinh kéo dài, v.v… Với trẻ nhỏ việc sử dụng những thức ăn, nước uống nhiễm khuẩn, không hợp vệ sinh là tác nhân hàng đầu khiến trẻ bị nhiễm khuẩn.
Ảnh hưởng của bệnh tiêu chảy đến trẻ nhỏ
- Nếu tiêu chảy không được điều trị hoặc điều trị không hợp lý, trẻ sẽ bị mất nước khiến cơ thể yếu dần, dẫn đến tử vong nếu kéo dài. Ngoài ra, tiêu chảy cũng làm rối loạn các chất khoáng trong cơ thể mà hậu quả là các hoạt động của cơ thể sẽ bị rối loạn.
- Với trẻ mắc tiêu chảy kéo dài dễ bị suy dinh dưỡng, một trong những biến chứng rất nguy hiểm của tiêu chảy, dễ dẫn đến tử vong. Suy dinh dưỡng cũng làm bệnh tiêu chảy khó điều trị và kiểm soát.
- Một số trường hợp tiêu chảy do vi trùng có thể dẫn đến nhiễm trùng máu, điều trị rất khó khăn và gây tử vong cao.
Chăm sóc trẻ bị tiêu chảy như thế nào
- Cho trẻ uống nước nhiều hơn so với bình thường. Cần cho trẻ uống thêm dung dịch Oresol để bù lại lượng nước đã mất. Ngoài dung dịch Oresol, trẻ trên 6 tháng tuổi còn có thể uống nước súp, nước cơm, nước cháo, nước dừa, nước hoa quả tươi không đường hoặc nước sôi để nguội.
- Nếu trẻ đang bú mẹ thì tiếp tục cho bú thường xuyên hơn và bú lâu hơn. Ở trẻ lớn hơn thì khẩu phần ăn hàng ngày nên được tiếp tục và tăng dần lên. Với trẻ bị ói mửa thì khẩu phần ăn nên được chia ra làm nhiều bữa nhỏ trong ngày.
- Sau khi hết tiêu chảy nên cho bé ăn nhiều hơn để hồi phục lại dinh dưỡng cho bé.
- Trường hợp nặng cần đưa đến bệnh viện để kịp thời chữa trị.
Phòng ngừa tiêu chảy cho trẻ em như thế nào
- Để phòng ngừa và giảm bớt nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy ở trẻ em, các bậc phụ huynh cần:
- Nuôi con bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời.
- Đảm bảo vệ sinh thực phẩm, cho trẻ rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước và sau khi ăn.
- Cho trẻ tiêm phòng đầy đủ các loại vắcxin trong chương trình tiêm chủng mở rộng.
- Uống vắcxin ngừa tiêu chảy tại các cơ sở y tế.
Thực phẩm nên sử dụng cho trẻ bị tiêu chảy
- Nên dùng các loại thức ăn như gạo, khoai, chế biến dưới dạng mềm, lỏng dễ tiêu hóa như bột, cháo, súp; chọn các loại thực phẩm giàu chất đạm như thịt, cá, trứng, sữa…; cho trẻ uống và ăn thêm quả tươi ít đường để cung cấp các vitamin và muối khoáng cho cơ thể.
- Nên sử dụng các loại dầu có nguồn gốc thực vật để giúp trẻ tăng khả năng hấp thụ vitamin A, D, E, K, đặc biệt vitamin A làm tăng sức đề kháng của niêm mạc đường ruột tiêu hóa, giúp tiêu chảy ở trẻ khỏi nhanh hơn.
- Tránh dùng các loại nước giải khát công nghiệp, các loại thức ăn nước uống chứa nhiều đường vì những thức uống, ăn này có thể làm tăng nguy cơ mắc tiêu chảy.
Để chăm sóc trẻ mau chóng hồi phục sức khỏe, phòng ngừa bệnh tiêu chảy hiệu quả, các mẹ hãy chú ý đến bài viết này của gonhub.com nhé. Bệnh tiêu chảy ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của trẻ, thậm chí biến chứng của bệnh có thể để lại di chứng hoặc khiến trẻ tử vong, chính vì vậy các bậc cha mẹ cần chú ý chăm sóc trẻ nhé.
Mẹ - Bé - Tags: bé bị tiêu chảyBiện pháp nạo phá thai có nguy hiểm không và những điều bạn gái cần biết
Có nên đeo bao tay chân cho trẻ sơ sinh không?
Có nên uống canxi vào tháng cuối thai kỳ không?
Chi phí sinh con 2019 & kinh nghiệm ký hợp đồng trọn gói tại bệnh viện Việt Pháp
Cách đặt nickname ở nhà cho con trai gái năm 2019 theo tên trái cây hay nhất
Hướng dẫn tắm gội đánh răng sau khi sinh đúng cách đảm bảo an toàn cho sức khỏe
Phụ nữ mang thai bị thuỷ đậu ảnh hưởng tới thai nhi?