Người bị bệnh Paget xương khi tập thể dục cần chú ý gì?
Tập thể dục chính là phương pháp chăm sóc giúp cho cơ thể được khỏe mạnh, xương khớp dẻo dai. Tuy nhiên với những ai mắc bệnh Paget xương thì cần phải lưu ý khi luyện tập thể dục. Dưới đây chính là những kiến thức quan trọng mà gonhub.com đã liệt kê giúp những bệnh nhân Paget xương có thêm kiến thức khi luyện tập thể dục. Hãy cùng tham khảo nhé!
Người bệnh Paget xương cần tránh điều gì khi tập thể dục
1. Tập quá ít
Rất nhiều người ban đầu mới tập thể dục thì vô cùng hăng say và luyện tập đúng giờ. Tuy nhiên một thời gian sau thì lại trở nên lười và từ đó giảm dần quá trình luyện tập. Nhưng nếu như việc luyện tập không đều đặn ngày tập ngày không thì sẽ không mang lại kết quả như mong muốn. Vì thế bạn hãy chăm chỉ luyện tập thể dục mỗi ngày vào những khung giờ nhất định, đây chính là bí quyết giúp chăm sóc để xương khớp chắc khỏe hơn rất nhiều.
2. Tập quá nhiều
Ngược lại cũng có rất nhiều người mắc bệnh Paget xương nghĩ rằng nếu như tập thể dục nhiều thì sẽ giúp cơ thể khỏe khoắn, xương khớp dẻo dai hơn nên cố gắng tập luyện rất nhiều. Thế nhưng đây cũng chính là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Luyện tập thể dục còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe bản thân cũng như tình trạng căn bệnh của cơ thể.
Việc tập luyện quá mức sẽ mang lại nhiều tác dụng phụ không mong muốn như: căng cơ, gãy xương (người bị Paget xương sẽ rất dễ gặp phải tình trạng này). Chính vì thế không nên tập thể dục quá nhiều và quá sức đâu bạn nhé.
3. Tập chung bài tập thể dục với người khác
Thực chất tập thể dục với những bệnh nhân mắc bệnh Paget xương là để chăm sóc để xương khớp dẻo dai hơn và khỏe mạnh hơn. Và thông thường người bệnh Paget xương sẽ được bác sĩ hướng dẫn cụ thể bài tập sao cho phù hợp nhất để không ảnh hưởng đến sức khỏe và xương khớp. Không nên tập chung bài với người khác vì tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, bệnh lý… mà mỗi người sẽ có những bài tập khác nhau. Những người có sức khỏe tốt, mạnh đơn nhiên sẽ có bài tập khác với những người có sức khỏe kém. Những người đã tập luyện một thời gian dài sẽ tốt hơn những người mới bắt đầu tập thể dục.
Những bệnh nhân Paget xương nào không nên tập thể dục?
Nếu như người bị Paget xương nhưng đồng thời cũng mắc phải những căn bệnh dưới đây thì không nên tập thể dục mà cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ kĩ:
Thứ nhất: những người bị paget xương và suy tim nặng
Nếu bị suy tim nặng thì tim không thể cung cấp đủ máu cho những hoạt động của cơ thể nên người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi. Vì thế theo khuyến cáo của các bác sĩ thì những bệnh nhân bị Paget xương đồng thời bị suy tim thì không nên tập thể dục, đặc biệt là tập thể dục quá sức.
Thứ hai: bị paget xương và hen suyễn nặng không nên tập thể dục
Khi bị hen suyễn thì người bệnh rất dễ bị tắc nghẽn thông khí dẫn đến không đủ khả năng cung cấp khí cho quá trình luyện tập. Bên cạnh đó tình trạng thở nhanh và kích thích giao cảm do mệt càng khiến cho tình trạng hen suyễn trở nên trầm trọng hơn. Vì thế những bệnh nhân vừa bị Paget xương lại vừa bị hen suyễn thì cũng không nên tập thể dục quá mạnh hoặc quá nhiều.
Dấu hiệu chứng tỏ người bị Paget xương tập thể dục quá sức
- Sau 20 đến 30 phút tập thể dục mà bạn vẫn thấy cơ thể quá mệt mỏi và người cảm giác rã rời.
- Khát nước nhiều và đói cồn cào mặc dù đã ăn uống sau đó.
- Choáng váng, nhức đầu kéo dài, người lơ lửng và buồn nôn, muốn ói.
- Xương cảm thấy đau nhức hơn.
- Khi tập nghe những tiếng kêu lắc rắc như tiếng xương bị gãy.
Tập thể dục như thế nào cho tốt với người bị Paget xương?
Tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe mà mỗi người sẽ có những bài tập riêng sao cho phù hợp. Với những người còn trẻ thì bài tập sẽ nhiều hơn và động tác mạnh hơn so với những người già, xương có mật độ kém. Tốt nhất đó chính là tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị bệnh Paget xương cho bạn để được hướng dẫn bài tập sao cho phù hợp nhất.
Hy vọng rằng với những thông tin người bị bệnh Paget xương khi tập thể dục cần chú ý điều gì sẽ cung cấp thêm cho bạn nhiều thông tin hữu ích trong việc chăm sóc sức khỏe cho bản thân. Hãy like, share bài viết và đừng quên đón xem gonhub.com thường xuyên để liên tục được cập nhật nhiều thông tin chính xác hơn đối với việc chăm sóc sức khỏe nhé!
Phương pháp giúp giảm đau viêm khớp dạng thấp
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L5 – S1 – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả
Ăn giá đỗ có tác dụng gì?
Xem tuổi xông đất xông nhà năm 2019 cho người tuổi Bính Thân 1956
Thực phẩm phòng chống bệnh tiểu đường nên ăn từ bây giờ trước khi quá muộn
Cách làm chiếc tất đựng bút đẹp xinh xắn trang trí nhà cửa đón Giáng sinh
12 loại thực phẩm người bị bệnh vảy nến nên tránh