Mang thai tuần thứ 7 bị ra máu – Những lưu ý mẹ bầu cần tham khảo
Mang thai tuần thứ 7 bị ra máu là dấu hiệu không nên chủ quan. Mẹ bầu nên tìm hiểu rõ nguyên nhân để bảo vệ sức khoẻ tốt nhất cho mẹ và bé. Theo các chuyên gia, mang thai tuần thứ 7 bị ra máu có thể do bong nhau thai hoặc có nguy cơ sẩy thai. Hãy cùng gonhub.com giải đáp “tất tần tật” những lưu ý về hiện tượng này nhé.
1. Mang thai tuần thứ 7 bị ra máu nguy hiểm như thế nào?
Nhiều ý kiến cho rằng những tuần đầu mang thai bị ra máu thì không đáng lo ngại. Tuy nhiên, có hơn 20% phụ nữ mang thai tuần thứ 7 bị ra máu doạ sảy thai do chủ quan. Vì thế, mẹ bầu nên thường xuyên theo dõi và đến khám thai định kỳ để có cách giải quyết.
Mang thai tuần thứ 7 bị ra máu có những ảnh hưởng sau:
- Lượng máu chảy ra nhiều khiến mẹ hoang mang, suy sụp tinh thần. Một vài trường hợp máu có màu đỏ sẫm hoặc vón cục khác thường.
- Triệu chứng ra máu khiến mẹ dễ mắc các bệnh phụ khoa viêm nhiễm và nấm ngứa.
- Đặc biệt, mang thai bị ra máu còn làm tăng nguy cơ động thai, sẩy thai hoặc sinh non, gây hậu quả đáng tiếc cho mẹ và bé.
Ra máu khi mang thai tuần thứ 7 là hiện tượng phổ biến nhiều mẹ bầu gặp phải. Ảnh: Internet
Ngoài dấu hiệu ra máu, những dấu hiệu sau cũng gây nguy hiểm đến sức khoẻ sinh sản mà mẹ bầu cần quan tâm:
- Đau bụng dữ dội, đau quặn thắt phần bụng dưới
- Máu âm đạo chảy ra nhiều, có thể kèm theo đau bụng hoặc không.
- Chóng mặt, ngất xỉu
- Sốt cao và đổ mồ hôi lạnh
- Mẹ bầu cần được đưa ngay đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và chữa trị.
Hiện tượng đau bụng dưới kèm ra máu gây nguy hiểm cho thai phụ. Ảnh: Internet
2. Mang thai tuần thứ 7 bị ra máu và những việc nên làm
Để tránh những rủi ro ngoài ý muốn, mẹ bầu cần thực hiện các xét nghiệm cần thiết khi mang thai như:
- Xét nghiệm máu và nước tiểu, đo nồng độ nội tiết tố của thai phụ
- Kiểm tra mức độ dãn nở của tử cung
- Siêu âm tim thai nhi
- Các xét nghiệm trên chỉ là bước cơ bản để bác sĩ tiện theo dõi cũng như chăm sóc sức khoẻ mẹ và bé.
Thăm khám bác sĩ khi có dấu hiệu chảy máu ở những tuần đầu. Ảnh: Internet
Ngoài ra, thai phụ có thể áp dụng những biện pháp để phòng tránh và làm giảm sự khó chịu của hiện tượng ra máu khi mang thai ngay tại nhà
2.1 Theo dõi sát sao dấu hiệu xuất huyết
Sử dụng băng vệ sinh để theo dõi lượng máu bị mất và nhận diện tình trạng máu (máu màu hồng, máu đỏ vón cục, máu đỏ sậm,…) để bác sĩ kiểm tra và có chẩn đoán chính xác nhất.
2.2 Không nên quan hệ tình dục
Tuyệt đối không nên quan hệ tình dục nếu mang thai tuần thứ 7 bị ra máu. Việc xảy ra quan hệ khi mang thai và trong lúc bị ra máu sẽ gây động thai, ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của bé.
2.3 Không tham gia các hoạt động vui chơi mạnh
Cử động mạnh là điều các mẹ bầu nên hạn chế. Vì vậy, bạn cần tránh tham gia những cuộc vui vận động giải trí tốn nhiều sức. Khi ra đường cần có người thân đi cùng nhằm phòng trường hợp té ngã.
Mẹ nên cẩn thận hơn với việc lên xuống cầu thang, nên mang giày bệt thay cho giày có gót để bước đi them vững vàng.
Nên dùng băng vệ sinh hằng ngày để kiểm soát lượng máu. Ảnh: Internet
2.4 Dành thời gian nghỉ ngơi
Tinh thần thoải mái là yếu tố rất quan trọng cho mẹ bầu, đặc biệt là khi mẹ gặp phải tình trạng chảy máu trong những tuần thai đầu.
Mẹ nên ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya, luôn giữ tinh thần ổn định và thư giãn, tránh cáu gắt. Các bố cũng nên quan tâm và chia sẻ để mẹ và bé có được tinh thần tốt nhất nhé.
2.5 Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
Một số ít trường hợp mẹ mang thai tuần thứ 7 bị ra máu là do ăn những món ăn không phù hợp, dẫn đến hormone thay đổi. Vì vậy việc ăn uống là rất quan trọng.
Các thực phẩm mẹ bầu cần bổ sung như thịt, cá, trứng, sữa và rau củ. Mẹ cần hạn chế ăn đồ ngọt, béo, nhiều dầu mỡ hoặc uống nước có ga, có cồn.
Mẹ có thể bổ sung thêm vi chất bằng các loại thực phẩm chức năng nhưng cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ, tránh lạm dụng quá liều khi chưa có sự chỉ định của bác sỹ. Chia bữa ăn thành nhiều bữa phụ để bé trong bụng mẹ được hấp thu tốt nhất dưỡng chất.
Mẹ bầu cần có chế độ nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý. Ảnh: Internet
2.6 Massage bụng và cơ thể
Mẹ hãy tham khảo một số động tác massage bụng để xoa dịu sự khó chịu khi bị chảy máu trong quá trình mang thai. Xoa bóp vùng bụng còn là cách giúp mẹ cảm nhận được sự phát triển của bé.
Bên cạnh đó, một vài bài tập mà mẹ cũng nên áp dụng như xoa bóp bầu vú, kích thích tuyến mạch của vú nhằm lợi sữa cho bé. Xoa bóp lòng bàn chân cũng là một cách hay giúp mẹ bầu đi vào giấc ngủ dễ dàng và an giấc.
Mang thai tuần thứ 7 bị ra máu thực sự khiến nhiều mẹ bầu lo âu. Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp mẹ tìm hiểu rõ hơn về hiện tượng này. Mặc dù đây là dấu hiệu không nên xem thường nhưng mẹ cũng đừng quá căng thẳng, hãy giữ tinh thần lạc quan và thoải mái để có những biện pháp phù hợp. Chúc mẹ và bé luôn khoẻ mạnh.
Hạnh Sử tổng hợp
Các xét nghiệm khi mang thai 3 tháng cuối mẹ bầu cần biết
Top 9 loại thực phẩm rau củ quả giàu chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón cho bà bầu
Những lợi ích tuyệt vời của việc trẻ tập thể dục từ nhỏ cha mẹ nên biết
Cảnh báo 16 dấu hiệu bất thường khi mang thai nguy hiểm mẹ bầu cần chú ý
Bà bầu bị bệnh Rubella có nguy hiểm không? ảnh hưởng như thế nào tới thai nhi?
Xem tư thế ngủ đoán trí thông minh của trẻ trong tương lai
Nguy hiểm: các loại thuốc kháng sinh tuyệt đối không sử dụng cho bà bầu