Lưu ý khi khám sức khỏe định kỳ cho trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi
Những lưu ý khi khám sức khỏe định kỳ cho trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi chính là lần này mà bác sĩ muốn biết chính xác, cụ thể nhất về khả năng vận động của con bạn. Vậy nên các mẹ cần chuẩn bị thật tốt những câu hỏi liên quan tới thể chất và quá trình vận động tinh, vận động thô để cung cấp thật đầy đủ. Lưu ý rằng, bé 6 tháng tuổi cần được quan tâm hơn về các vấn đề sức khỏe liên quan tới mọc răng, hoạt động của hệ tiêu hóa để bắt đầu lên lịch trình ăn dặm cho con, thời gian này con cũng rất dễ bị cảm cúm do sức đề kháng chưa thật sự tốt. Vậy cụ thể trong lần khám kế tiếp này, mẹ cần lưu tâm tới những vấn đề gì và đâu là những câu hỏi cần phải chuẩn bị trước khi cùng con yêu đến gặp bác sĩ?
Hãy cùng gonhub.com chúng tôi tham khảo bài viết với nội dung liên quan tới việc khám sức khỏe định kỳ cho trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi và những lưu ý mẹ nên biết bên dưới nhé!
Các mẹ cần lưu tâm đến những vấn đề sức khỏe nào của bé vào giai đoạn 6 tháng tuổi?
Trong lần khám sức khỏe định kỳ cho bé 6 tháng tuổi, bác sĩ có thể kiểm tra những vấn đề sau:
- Cân nặng và số đo của con bạn để chắc rằng bé đang phát triển khỏe mạnh, tốc độ phát triển đều đặn. Nếu một trong những chỉ số đó thay đổi một chút, đừng lo lắng, bé chỉ đang dần ổn định theo nhịp phát triển riêng.
- Kiểm tra nhịp tim và hô hấp của bé.
- Kiểm tra các biểu hiện mắt và tai của bé.
- Số đo kích cỡ đầu để đánh dấu sự phát triển của não bé.
- Chích ngừa mũi miễn dịch tổng thể tiếp theo cho bé (một số loại vắc-xin nên chích ngừa cho bé: chủng ngừa bệnh sởi, bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt; viêm màng não mủ, viêm phổi… do Hib). Cũng đã đến lúc cho bé uống vắc-xin ngừa cúm nếu đang là mùa cảm cúm.
- Đề cập đến bất kỳ vấn đề gì liên quan đến sức khỏe, bao gồm cả cách làm sao để xử lý cảm lạnh và tiêu chảy nhẹ.
- Thảo luận về những vấn đề an toàn cho bé trong giai đoạn này trước khi bé biết bò, và kiểm soát những chất độc hại gần tầm tay của bé.
- Tìm hiểu sự phát triển của bé, tính khí và biểu hiện của bé.
- Lên kế hoạch tập cho bé thói quen ngủ suốt đêm.
Những câu hỏi của bác sĩ mà mẹ ần chuẩn bị trước khi khám sức khỏe định kỳ cho bé 6 tháng tuổi
- Giấc ngủ của bé như thế nào? Ở tháng tuổi thứ 6, con bạn hầu như sẽ ngủ khoảng 14 đến 15 tiếng mỗi ngày.
- Bé đã sẵn sàng ăn dặm? Từ 4 đến 6 tháng tuổi là giai đoạn nên tập cho bé ăn dặm. Ngũ cốc mềm là thức ăn dặm bước đầu cho bé. Bác sĩ có thể gợi ý cho bạn cách bắt đầu cho bé tập ăn dặm. Đề cập đến bất kỳ biểu hiện dị ứng thực phẩm nào mà thành viên trong gia đình bạn đã gặp phải. Ngoài ra, nếu bạn đang tập cho bé ăn dặm mà bé không chịu ăn hoặc thường đùn thức ăn ra, nên trao đổi với bác sĩ.
- Vấn đề tiêu hóa của bé thế nào? Khi con bạn bắt đầu ăn dặm, hệ tiêu hóa của bé sẽ phải hoạt động nhiều hơn và phân sẽ nặng mùi hơn. Tổng thể, phân của bé cũng vẫn khá mềm. Phân khô hay vón cục là dấu hiệu của mất nước hoặc táo bón. Trao đổi với bác sĩ nếu bạn lưu ý lại vấn đề này.
- Bé có thể lật mình hoặc ngồi vững? Vào tháng tuổi thứ 6, nhiều bé đã có thể lật cả hai chiều (từ nằm sấp chuyển sang nằm ngửa và ngược lại). Bé cũng đã có thể ngồi vững mà không cần ai phải giữ, mặc dù một số bé cần thêm chút thời gian để thành thục kỹ năng này. Nếu con bạn chưa biết cách lật dù chỉ theo một chiều, hãy nói với bác sĩ.
- Bé đã bắt đầu mọc răng chưa? Một số bé bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên sớm nhất vào tháng thứ 6, thậm chí còn sớm hơn. Khi răng bắt đầu nhú lên, bé có thể bị đau hoặc sốt do sưng nướu. Bác sĩ có thể sẽ đề xuất cho bạn cách làm dịu nướu bé. Khi thấy được chiếc răng đầu tiên nhú lên, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên cho bé uống nước có chứa fluor để bảo vệ răng cho bé.
- Những âm thanh đáng yêu của bé? Quá trình phát triển khả năng ngôn ngữ của bé bao gồm các tiếng bập bẹ, tiếng hò hét, và thậm chí cả tiếng cười, bắt chước, và ho. Bé cũng đã có thể bập bẹ những âm tiết như “ba”, “da”, hoặc “ma”. Nếu bé không phát triển thêm kỹ năng ngôn ngữ, hoặc không nói như trước, lưu ý với bác sĩ.
- Bé có hứng thú với thế giới xung quanh? Cho đến giờ, bé đã thuần thục với những hoạt động “khám phá thế giới”, đưa mọi vật vào miệng ngậm hoặc đạp xuống sàn, tháo rời hoặc quăng ném các vật. Lưu ý với bác sĩ nếu bé trông có vẻ không mấy hứng thú với đồ chơi hoặc những thứ xung quanh.
- Các kỹ năng vận động của bé phát triển như thế nào?
- Kỹ năng vận động tinh: Bé có thể sẽ với tay và chộp lấy các vật. Bé cũng có thể sẽ sử dụng tay “quờ qua quờ lại” những gì đang hướng về phía bé và chuyển các vật từ tay này qua tay kia.
- Kỹ năng vận động thô: Bé đã có thể dùng sức đôi chân để đứng lên khi bạn kéo bé đứng dậy. Đôi chân hơi cong và bước những bước vòng quanh, thay vì bước thẳng, là dấu hiệu bình thường ở tuổi này. Nếu bé di chuyển thiên về một chân, dường như nghiêng về một bên khi bé di chuyển, hoặc có khuynh hướng chỉ dùng một tay, hãy nói cho bác sĩ biết.
- Bạn có lưu ý bất kỳ điểm bất thường nào về mắt hay cách bé nhìn mọi vật? Bác sĩ có thể sẽ kiểm tra cấu trúc, sự liên kết của mắt và khả năng dịch chuyển đúng của mắt trẻ. 6 tháng tuổi, bé đã có thể kiểm soát chuyển động của mắt và không nên để bé nhìn xéo quá lâu.
- Thính giác của bé như thế nào? Nếu bé không hướng về phía các âm thanh, hãy đề cập với bác sĩ. Càng phát hiện sớm các bất thường về khả năng nghe của bé, vấn đề này càng sớm có phương án điều trị và được xử lý tốt hơn.
Kỹ năng vận động tinh và vận động thô là gì?
Kỹ năng vận động được chia làm hai nhóm, kỹ năng vận động tinh và kỹ năng vận động thô:
Kỹ năng vận động thô (gross motor skills)
Là sự phát triển và phối hợp của các nhóm cơ lớn của cơ thể trẻ, bao gồm khả năng lăn, bò trườn, xoay cơ thể, đi, chạy, đá chân, ném, vung tay, kéo, đẩy, leo trèo… Trẻ phát triển kỹ năng vận động thô trước kỹ năng vận động tinh.
Kỹ năng vận động tinh (fine motor skills)
Là khả năng điều khiển bàn tay và các ngón tay như cầm nắm đồ chơi, xoay, vặn, siết… Kỹ năng vận động tinh là cơ sở để trẻ phát triển khả năng nghệ thuật của đôi tay sau này.
Những lưu ý khi khám sức khỏe định kỳ cho trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi mà chúng tôi chia sẻ, chuyển tải trên đây, mong rằng trong lần kiểm tra cho con này các bạn sẽ hoàn thành thật tốt nhiệm vụ cung cấp mọi thông tin liên quan tới hoạt động vận động phát triển của con trong tháng trước để bác sĩ có thể định hướng việc mẹ nên làm hỗ trợ tốt cho con trong những tháng tiếp theo. Mến chúc các bạn nuôi con khỏe-dạy con ngoan. Đừng quên đồng hành và ủng hộ gonhub.com nhé!
Những lưu ý khi khám sức khỏe định kỳ cho trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi chính là lần này mà bác sĩ muốn biết chính xác, cụ thể nhất về khả năng vận động của con bạn. Vậy nên các mẹ cần chuẩn bị thật tốt những câu hỏi liên quan tới thể chất và quá trình vận động tinh, vận động thô để cung cấp thật đầy đủ. Lưu ý rằng, bé 6 tháng tuổi cần được quan tâm hơn về các vấn đề sức khỏe liên quan tới mọc răng, hoạt động của hệ tiêu hóa để bắt đầu lên lịch trình ăn dặm cho con, thời gian này con cũng rất dễ bị cảm cúm do sức đề kháng chưa thật sự tốt. Vậy cụ thể trong lần khám kế tiếp này, mẹ cần lưu tâm tới những vấn đề gì và đâu là những câu hỏi cần phải chuẩn bị trước khi cùng con yêu đến gặp bác sĩ?
Hãy cùng gonhub.com chúng tôi tham khảo bài viết với nội dung liên quan tới việc khám sức khỏe định kỳ cho trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi và những lưu ý mẹ nên biết bên dưới nhé!
Các mẹ cần lưu tâm đến những vấn đề sức khỏe nào của bé vào giai đoạn 6 tháng tuổi?
Trong lần khám sức khỏe định kỳ cho bé 6 tháng tuổi, bác sĩ có thể kiểm tra những vấn đề sau:
- Cân nặng và số đo của con bạn để chắc rằng bé đang phát triển khỏe mạnh, tốc độ phát triển đều đặn. Nếu một trong những chỉ số đó thay đổi một chút, đừng lo lắng, bé chỉ đang dần ổn định theo nhịp phát triển riêng.
- Kiểm tra nhịp tim và hô hấp của bé.
- Kiểm tra các biểu hiện mắt và tai của bé.
- Số đo kích cỡ đầu để đánh dấu sự phát triển của não bé.
- Chích ngừa mũi miễn dịch tổng thể tiếp theo cho bé (một số loại vắc-xin nên chích ngừa cho bé: chủng ngừa bệnh sởi, bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt; viêm màng não mủ, viêm phổi… do Hib). Cũng đã đến lúc cho bé uống vắc-xin ngừa cúm nếu đang là mùa cảm cúm.
- Đề cập đến bất kỳ vấn đề gì liên quan đến sức khỏe, bao gồm cả cách làm sao để xử lý cảm lạnh và tiêu chảy nhẹ.
- Thảo luận về những vấn đề an toàn cho bé trong giai đoạn này trước khi bé biết bò, và kiểm soát những chất độc hại gần tầm tay của bé.
- Tìm hiểu sự phát triển của bé, tính khí và biểu hiện của bé.
- Lên kế hoạch tập cho bé thói quen ngủ suốt đêm.
Những câu hỏi của bác sĩ mà mẹ ần chuẩn bị trước khi khám sức khỏe định kỳ cho bé 6 tháng tuổi
- Giấc ngủ của bé như thế nào? Ở tháng tuổi thứ 6, con bạn hầu như sẽ ngủ khoảng 14 đến 15 tiếng mỗi ngày.
- Bé đã sẵn sàng ăn dặm? Từ 4 đến 6 tháng tuổi là giai đoạn nên tập cho bé ăn dặm. Ngũ cốc mềm là thức ăn dặm bước đầu cho bé. Bác sĩ có thể gợi ý cho bạn cách bắt đầu cho bé tập ăn dặm. Đề cập đến bất kỳ biểu hiện dị ứng thực phẩm nào mà thành viên trong gia đình bạn đã gặp phải. Ngoài ra, nếu bạn đang tập cho bé ăn dặm mà bé không chịu ăn hoặc thường đùn thức ăn ra, nên trao đổi với bác sĩ.
- Vấn đề tiêu hóa của bé thế nào? Khi con bạn bắt đầu ăn dặm, hệ tiêu hóa của bé sẽ phải hoạt động nhiều hơn và phân sẽ nặng mùi hơn. Tổng thể, phân của bé cũng vẫn khá mềm. Phân khô hay vón cục là dấu hiệu của mất nước hoặc táo bón. Trao đổi với bác sĩ nếu bạn lưu ý lại vấn đề này.
- Bé có thể lật mình hoặc ngồi vững? Vào tháng tuổi thứ 6, nhiều bé đã có thể lật cả hai chiều (từ nằm sấp chuyển sang nằm ngửa và ngược lại). Bé cũng đã có thể ngồi vững mà không cần ai phải giữ, mặc dù một số bé cần thêm chút thời gian để thành thục kỹ năng này. Nếu con bạn chưa biết cách lật dù chỉ theo một chiều, hãy nói với bác sĩ.
- Bé đã bắt đầu mọc răng chưa? Một số bé bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên sớm nhất vào tháng thứ 6, thậm chí còn sớm hơn. Khi răng bắt đầu nhú lên, bé có thể bị đau hoặc sốt do sưng nướu. Bác sĩ có thể sẽ đề xuất cho bạn cách làm dịu nướu bé. Khi thấy được chiếc răng đầu tiên nhú lên, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên cho bé uống nước có chứa fluor để bảo vệ răng cho bé.
- Những âm thanh đáng yêu của bé? Quá trình phát triển khả năng ngôn ngữ của bé bao gồm các tiếng bập bẹ, tiếng hò hét, và thậm chí cả tiếng cười, bắt chước, và ho. Bé cũng đã có thể bập bẹ những âm tiết như “ba”, “da”, hoặc “ma”. Nếu bé không phát triển thêm kỹ năng ngôn ngữ, hoặc không nói như trước, lưu ý với bác sĩ.
- Bé có hứng thú với thế giới xung quanh? Cho đến giờ, bé đã thuần thục với những hoạt động “khám phá thế giới”, đưa mọi vật vào miệng ngậm hoặc đạp xuống sàn, tháo rời hoặc quăng ném các vật. Lưu ý với bác sĩ nếu bé trông có vẻ không mấy hứng thú với đồ chơi hoặc những thứ xung quanh.
- Các kỹ năng vận động của bé phát triển như thế nào?
- Kỹ năng vận động tinh: Bé có thể sẽ với tay và chộp lấy các vật. Bé cũng có thể sẽ sử dụng tay “quờ qua quờ lại” những gì đang hướng về phía bé và chuyển các vật từ tay này qua tay kia.
- Kỹ năng vận động thô: Bé đã có thể dùng sức đôi chân để đứng lên khi bạn kéo bé đứng dậy. Đôi chân hơi cong và bước những bước vòng quanh, thay vì bước thẳng, là dấu hiệu bình thường ở tuổi này. Nếu bé di chuyển thiên về một chân, dường như nghiêng về một bên khi bé di chuyển, hoặc có khuynh hướng chỉ dùng một tay, hãy nói cho bác sĩ biết.
- Bạn có lưu ý bất kỳ điểm bất thường nào về mắt hay cách bé nhìn mọi vật? Bác sĩ có thể sẽ kiểm tra cấu trúc, sự liên kết của mắt và khả năng dịch chuyển đúng của mắt trẻ. 6 tháng tuổi, bé đã có thể kiểm soát chuyển động của mắt và không nên để bé nhìn xéo quá lâu.
- Thính giác của bé như thế nào? Nếu bé không hướng về phía các âm thanh, hãy đề cập với bác sĩ. Càng phát hiện sớm các bất thường về khả năng nghe của bé, vấn đề này càng sớm có phương án điều trị và được xử lý tốt hơn.
Kỹ năng vận động tinh và vận động thô là gì?
Kỹ năng vận động được chia làm hai nhóm, kỹ năng vận động tinh và kỹ năng vận động thô:
Kỹ năng vận động thô (gross motor skills)
Là sự phát triển và phối hợp của các nhóm cơ lớn của cơ thể trẻ, bao gồm khả năng lăn, bò trườn, xoay cơ thể, đi, chạy, đá chân, ném, vung tay, kéo, đẩy, leo trèo… Trẻ phát triển kỹ năng vận động thô trước kỹ năng vận động tinh.
Kỹ năng vận động tinh (fine motor skills)
Là khả năng điều khiển bàn tay và các ngón tay như cầm nắm đồ chơi, xoay, vặn, siết… Kỹ năng vận động tinh là cơ sở để trẻ phát triển khả năng nghệ thuật của đôi tay sau này.
Những lưu ý khi khám sức khỏe định kỳ cho trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi mà chúng tôi chia sẻ, chuyển tải trên đây, mong rằng trong lần kiểm tra cho con này các bạn sẽ hoàn thành thật tốt nhiệm vụ cung cấp mọi thông tin liên quan tới hoạt động vận động phát triển của con trong tháng trước để bác sĩ có thể định hướng việc mẹ nên làm hỗ trợ tốt cho con trong những tháng tiếp theo. Mến chúc các bạn nuôi con khỏe-dạy con ngoan. Đừng quên đồng hành và ủng hộ gonhub.com nhé!
Mang thai tuần thai thứ 12 – thai nhi phát triển thế nào và mẹ bầu cần lưu ý những gỉ?
5 biện pháp tránh thai an toàn sau sinh mổ được các chị em to nhỏ truyền tai nhau
Tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh: Nên hay không và những lưu ý
8 lý do không nên cho bé ăn dặm sớm và tác hại khôn lường mẹ cần biết
5 bí quyết dạy trẻ học chữ cái đơn giản mà hiệu quả ngay tại nhà
Mách bạn bí quyết chăm sóc trẻ bị đau mắt đỏ tại nhà đúng cách
Danh sách 10 trường mầm non quốc tế Hà Nội cho trẻ uy tín và chất lượng