Lịch tiêm chủng cho trẻ sơ sinh đầy đủ nhất năm 2019 và những lưu ý cần biết
Lịch tiêm chủng cho trẻ sơ sinh đầy đủ nhất năm 2019 và những lưu ý cần biết và nên ghi nhớ được nêu lên đầy đủ trong bài viết này sẽ giúp các mẹ biết cần đưa con đi tiêm phòng khi nào, tiêm những mũi tiêm gì và chăm sóc cho con sau khi tiêm phòng ra làm sao.
Trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng thường quấy khóc, thậm chí là bị sốt, viêm chỗ tiêm khiến các mẹ xót, thế nhưng tiêm phòng rất quan trọng để các bé phòng chống nhiều bệnh tật nguy hiểm. Các mẹ hãy chú ý bài viết này của gonhub.com để hiểu và chăm sóc bé yêu thật tốt, tiêm phòng đúng lúc nhé.
Ý nghĩa của việc tiêm phòng cho trẻ sơ sinh
- Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh sẽ kích thích sự phát triển của hệ thống miễn dịch của trẻ, giúp ngăn ngừa và hạn chế khả năng lây nhiễm của nhiều tác nhân gây bệnh. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo các bậc phụ huynh nên thực hiện đầy đủ theo lịch tiêm chủng mở rộng năm 2019 của bộ y tế. Theo các chuyên gia, so với một số tác dụng phụ không mong muốn, mức độ rủi ro khi bé không được tiêm chủng vượt xa rất nhiều lần. Tiêm phòng là cách đơn giản và hiệu quả nhất bảo vệ bé cưng khỏi nguy cơ tử vong, tàn tật và những biến chứng nguy hiểm của nhiều loại bệnh “đáng sợ”.
Tác dụng phụ khi tiêm phòng cho bé
- Sau khi tiêm phòng, đa số các bé sẽ bị sốt nhẹ, chỗ tiêm bị sưng đỏ, phồng rộp. Điều này hoàn toàn bình thường, mẹ không cần quá lo lắng. Ngoài ra, do cơ địa đặc biệt, một số bé sẽ bị sưng đỏ và nổi cục cứng, đau tại chỗ tiêm. Việc này có thể kéo dài khoảng 6-8 tiếng. Nếu vết tiêm sưng to kéo dài liên tục, mẹ nên đưa bé đi bác sĩ để kiểm tra. Tuyệt đối không đắp chanh, khoai tây theo kinh nghiệm dân gian vì có thể gây nhiễm trùng vết tiêm. Thay vì vậy, mẹ có thể chườm đá lạnh để giúp bé giảm đau.
- Nếu bé bị sốt, mẹ có thể cho bé uống thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ. Không nên cho trẻ sử dụng thuốc có thành phần aspirin hoặc axit salicylic, bởi 2 thành phần này có thể kết hợp với thành phần thuốc trong vắc-xin gây ra những triệu chứng nghiêm trọng. Nên cho bé mặc quần áo thoáng mát, dùng khăn lau người kết hợp chườm lạnh tại chỗ tiêm. Trong trường hợp trẻ sốt cao liên tục 39 độ, bú kém hoặc bỏ bú cũng như quấy khóc nhiều, da tím tái, mẹ nên lập tức đưa bé đến bệnh viện.
4 lưu ý khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh
- Không nên cho bé ăn quá no hoặc quá đói trước khi tiêm phòng.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng
- Mang theo sổ khám bệnh và thông báo trước cho nhân viên y tế về tình trạng sức khỏe cũng như các bệnh mãn tính của bé, dị tật bẩm sinh, tiền sử dị ứng, nhất là phản ứng của trẻ với những lần tiêm phòng khác.
- Các loại vắc-xin sống như lao, sởi, thủy đậu… nên tiêm phòng cách nhau ít nhất 4 tuần
Lịch tiêm chủng cho bé theo độ tuổi
Sau khi sinh:
- Trong vòng 24 giờ sau khi sinh, trẻ sơ sinh sẽ được tiêm phòng viêm gan siêu vi B.
Dưới 1 tháng tuổi:
- Tiêm phòng BCG, ngừa bệnh lao phổi
2 – 6 tháng tuổi:
- Tiêm phòng Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt mũi 1,2,3
- Viêm gan siêu vi B mũi 2,3,4
- Tiêm phòng Hib mũi 1,2,3
- Vắc-xin Rotavirut: ngăn ngừa Rota virut gây bệnh tiêu chảy
6-11 tháng tuổi:
- Tiêm phòng cúm
- 12-15 tháng tuổi:
- Viêm não Nhật Bản B
- Thủy đậu
- Sởi, quai bị, Rubella
- Viêm gan A mũi 1
16-23 tháng tuổi:
- Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt mũi 4
- Hib mũi 4
- Viêm gan B mũi 4
- Viêm gan A mũi 2
Trên 24 tháng tuổi:
- Phòng Viêm màng não mô cầu A+C
- Viêm não Nhật Bản mũi 3
- Phòng bệnh viêm mũi họng, viêm màng não do vi khuẩn phế cầu
- Tiêm phòng thương hàn, tã
Trên 9 tuổi:
- Chủng ngừa HPV: ngăn ngừa ung thư cổ tử cung và bệnh sùi mào gà ở bộ phận sinh dục.
Để đảm bảo bé yêu của bạn luôn khỏe mạnh, phát triển thể chất và trí tuệ tốt, các mẹ hãy chú ý lịch tiêm chủng cho trẻ sơ sinh năm 2019 và những lưu ý khi tiêm phòng trên đây của gonhub.com vừa gửi đến các mẹ nhé. Bên cạnh đó, các mẹ cũng hãy chú ý cách chăm sóc cho bé sau khi tiêm phòng để tránh trẻ bị sốt, sốc phản vệ… Chúc các mẹ nuôi con khỏe dạy con ngoan.
Lịch tiêm chủng cho trẻ sơ sinh đầy đủ nhất năm 2019 và những lưu ý cần biết và nên ghi nhớ được nêu lên đầy đủ trong bài viết này sẽ giúp các mẹ biết cần đưa con đi tiêm phòng khi nào, tiêm những mũi tiêm gì và chăm sóc cho con sau khi tiêm phòng ra làm sao.
Trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng thường quấy khóc, thậm chí là bị sốt, viêm chỗ tiêm khiến các mẹ xót, thế nhưng tiêm phòng rất quan trọng để các bé phòng chống nhiều bệnh tật nguy hiểm. Các mẹ hãy chú ý bài viết này của gonhub.com để hiểu và chăm sóc bé yêu thật tốt, tiêm phòng đúng lúc nhé.
Ý nghĩa của việc tiêm phòng cho trẻ sơ sinh
- Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh sẽ kích thích sự phát triển của hệ thống miễn dịch của trẻ, giúp ngăn ngừa và hạn chế khả năng lây nhiễm của nhiều tác nhân gây bệnh. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo các bậc phụ huynh nên thực hiện đầy đủ theo lịch tiêm chủng mở rộng năm 2019 của bộ y tế. Theo các chuyên gia, so với một số tác dụng phụ không mong muốn, mức độ rủi ro khi bé không được tiêm chủng vượt xa rất nhiều lần. Tiêm phòng là cách đơn giản và hiệu quả nhất bảo vệ bé cưng khỏi nguy cơ tử vong, tàn tật và những biến chứng nguy hiểm của nhiều loại bệnh “đáng sợ”.
Tác dụng phụ khi tiêm phòng cho bé
- Sau khi tiêm phòng, đa số các bé sẽ bị sốt nhẹ, chỗ tiêm bị sưng đỏ, phồng rộp. Điều này hoàn toàn bình thường, mẹ không cần quá lo lắng. Ngoài ra, do cơ địa đặc biệt, một số bé sẽ bị sưng đỏ và nổi cục cứng, đau tại chỗ tiêm. Việc này có thể kéo dài khoảng 6-8 tiếng. Nếu vết tiêm sưng to kéo dài liên tục, mẹ nên đưa bé đi bác sĩ để kiểm tra. Tuyệt đối không đắp chanh, khoai tây theo kinh nghiệm dân gian vì có thể gây nhiễm trùng vết tiêm. Thay vì vậy, mẹ có thể chườm đá lạnh để giúp bé giảm đau.
- Nếu bé bị sốt, mẹ có thể cho bé uống thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ. Không nên cho trẻ sử dụng thuốc có thành phần aspirin hoặc axit salicylic, bởi 2 thành phần này có thể kết hợp với thành phần thuốc trong vắc-xin gây ra những triệu chứng nghiêm trọng. Nên cho bé mặc quần áo thoáng mát, dùng khăn lau người kết hợp chườm lạnh tại chỗ tiêm. Trong trường hợp trẻ sốt cao liên tục 39 độ, bú kém hoặc bỏ bú cũng như quấy khóc nhiều, da tím tái, mẹ nên lập tức đưa bé đến bệnh viện.
4 lưu ý khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh
- Không nên cho bé ăn quá no hoặc quá đói trước khi tiêm phòng.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng
- Mang theo sổ khám bệnh và thông báo trước cho nhân viên y tế về tình trạng sức khỏe cũng như các bệnh mãn tính của bé, dị tật bẩm sinh, tiền sử dị ứng, nhất là phản ứng của trẻ với những lần tiêm phòng khác.
- Các loại vắc-xin sống như lao, sởi, thủy đậu… nên tiêm phòng cách nhau ít nhất 4 tuần
Lịch tiêm chủng cho bé theo độ tuổi
Sau khi sinh:
- Trong vòng 24 giờ sau khi sinh, trẻ sơ sinh sẽ được tiêm phòng viêm gan siêu vi B.
Dưới 1 tháng tuổi:
- Tiêm phòng BCG, ngừa bệnh lao phổi
2 – 6 tháng tuổi:
- Tiêm phòng Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt mũi 1,2,3
- Viêm gan siêu vi B mũi 2,3,4
- Tiêm phòng Hib mũi 1,2,3
- Vắc-xin Rotavirut: ngăn ngừa Rota virut gây bệnh tiêu chảy
6-11 tháng tuổi:
- Tiêm phòng cúm
- 12-15 tháng tuổi:
- Viêm não Nhật Bản B
- Thủy đậu
- Sởi, quai bị, Rubella
- Viêm gan A mũi 1
16-23 tháng tuổi:
- Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt mũi 4
- Hib mũi 4
- Viêm gan B mũi 4
- Viêm gan A mũi 2
Trên 24 tháng tuổi:
- Phòng Viêm màng não mô cầu A+C
- Viêm não Nhật Bản mũi 3
- Phòng bệnh viêm mũi họng, viêm màng não do vi khuẩn phế cầu
- Tiêm phòng thương hàn, tã
Trên 9 tuổi:
- Chủng ngừa HPV: ngăn ngừa ung thư cổ tử cung và bệnh sùi mào gà ở bộ phận sinh dục.
Để đảm bảo bé yêu của bạn luôn khỏe mạnh, phát triển thể chất và trí tuệ tốt, các mẹ hãy chú ý lịch tiêm chủng cho trẻ sơ sinh năm 2019 và những lưu ý khi tiêm phòng trên đây của gonhub.com vừa gửi đến các mẹ nhé. Bên cạnh đó, các mẹ cũng hãy chú ý cách chăm sóc cho bé sau khi tiêm phòng để tránh trẻ bị sốt, sốc phản vệ… Chúc các mẹ nuôi con khỏe dạy con ngoan.
Mẹ - Bé - Tags: lịch tiêm chủngCách rèn luyện kỹ năng cơ bản cho trẻ sơ sinh của mẹ Nhật
Lịch mọc răng sữa của bé & dấu hiệu mọc răng của trẻ
7 lưu ý khi nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu
Xuất tinh ra máu ở nam giới: Khái niệm nguyên nhân và giải pháp khắc phục xử trí
Có nên ăn kiêng giảm cân khi chuẩn bị mang thai?
Kiêng cữ sau khi sinh cùng những quan niệm đúng đắn chuẩn khoa học nhất
TOP 7 lợi ích sức khỏe của chế độ ăn chứa kiềm mang lại