Hướng dẫn chăm sóc ngực đúng cách khi mang thai và cho con bú
Trong quá trình mang thai và cho con bú sau khi sinh, sự thay đổi lớn nhất trên cơ thể của người mẹ đó chính là bầu ngực. Ngay từ những tháng đầu mang thai, các mẹ đã cảm thấy được sự thay đổi khá lớn ở vùng ngực và có thể để lại nhiều khó chịu cho các mẹ bầu. Khi cho con bú bầu ngực của các mẹ căng ra tạo cảm giác đau tức… Vì vậy khi mang thai và cho con bú, nếu các mẹ không biết cách chăm sóc và giữ gìn bầu ngực thì chắc chắn sau khi sinh con các mẹ sẽ có một bộ ngực chảy xệ xấu xí. Vậy cách chăm sóc ngực khi mang thai và cho con bú như thế nào là đúng cách an toàn hiệu quả nhất?
Hãy cùng gonhub.com tham khảo các cách chăm sóc vòng một cho chị em phụ nữ khi mang thai và cho con bú an toàn hiệu quả nhất.
1. Chăm sóc ngực đúng cách khi mang thai
Nên làm gì để chăm sóc ngực khi mang thai
Trong thời kỳ mang thai, một trong những thay đổi lớn của chị em là bầu vú căng to và lớn dần cùng thời gian mang thai. Điều này xảy ra là do có sự đồng kích thích của tuyến yên, nhau thai sinh ra sữa, estrogen, progetogen làm tăng ống tuyến sữa và tiểu thùy. Ngoài ra còn có hiện tượng núm vú to, chuyển sang màu đen, quầng vú màu đậm và xung quanh quầng vú có rải rác những đốm lồi dạng nút thắt, có thể tiết ra sữa non màu vàng trong giai đoạn cuối thai kỳ. Để chăm sóc vòng 1 tốt trong giai đoạn này bạn cần chú ý:
- Trước và sau khi mang thai chị em nên lựa chọn và mặc áo ngực thích hợp, để nâng ngực lên, tránh xệ hay làm tổn thương mô ở ngực.
- Hàng ngày chị em nên lau rửa bầu ngực và nhũ hoa ít nhất một lần. Nên dùng vải mềm và nước sạch đủ ấm để lau rửa. Không nên dùng xà phòng, vì chất tẩy trong xà phòng có thể làm núm vú bị nứt nẻ.
- Cùng với lau rửa chị em nên massage bầu ngực bằng tay. Nâng hai bầu núi đôi xoa, nắn nhẹ từ ngoài vào trong. Trường hợp núi đôi cương, đau, núm vú cứng, trước khi xoa bóp nên áp khăn nóng vào mỗi bên. Thời gian xoa bóp mỗi lần khoảng 5 phút.
- Đối với chị em có núm vú ngắn hoặc bị thụt sâu vào trong thì cùng với việc xoa bóp toàn bộ vú, cần xoa nắn đầu núm vú, day, ấn cho núm vú lồi lên.
- Khi gần đến tháng sinh em bé, việc chăm sóc vòng 1 như trên phải hết sức nhẹ nhàng. Nếu xoa nắn (nhất là ở núm vú) thấy cảm giác căng tức ở bụng dưới từng cơn (do tử cung co bóp) thì cần ngừng ngay để tránh bị chuyển dạ đẻ non.
Hướng dẫn chọn áo ngực cho bà bầu
- Lời khuyên tốt nhất là bạn nên chọn những chiếc áo ngực có chức năng nâng đỡ nhưng vẫn tạo sự thoải mái và nên tránh những chiếc áo bó khít, gây chà xát vào bầu ngực của bạn.
- Cũng nên chọn loại áo ngực hơi rộng một chút để bầu ngực có chỗ trống mà phát triển. Loại áo ngực bằng cotton thường thoải mái và dễ thở hơn loại bằng sợi tổng hợp; đồng thời, bạn nên chọn loại áo ngực dành riêng cho thai phụ.
- Bạn nên tránh những áo ngực bó khít gây đau.
- Buổi tối, khi đi ngủ, bạn có thể chọn sử dụng những chiếc áo ngực ban đêm hoặc không cần mặc áo ngực.
- Ngoài ra, bạn nên dùng áo ngực có khả năng nâng đỡ vừa vặn khi luyện tập, vì lúc này, bầu ngực có cảm giác nặng nề hơn. Loại áo ngực được thiết kế đặc biệt khi luyện tập sẽ giúp bạn giảm thiếu những khó chịu do đau ngực.
Đau tức ngực khi mang thai có nguy hiểm?
Nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng bị đau ngực khi mang thai, hầu hết nguyên nhân đau tức ngực khi mang thai có liên quan đến những thay đổi bình thường của cơ thể và không nguy hiểm.
Nguyên nhân gây ra đau tức ngực khi mang thai
Đau ngực khi mang thai thường là do thay đổi về thể chất của mẹ thích ứng với thai nhi phát triển. Các hormon thay đổi trong thai kỳ sẽ làm tăng lưu lượng máu và những thay đổi các mô ngực, điều này có thể khiến ngực bạn trông to ra, đau cứng và rất nhạy cảm khi chạm phải. Cảm giác đau tức ngực giống như bị đau ngực trước kỳ kinh nguyệt nhưng có xu hướng nặng hơn.
Từ tuần thứ 8 trở đi, ngực thai phụ bắt đầu to hơn và sẽ tiếp tục phát triển trong suốt thai kỳ. Với những người mang thai lần đầu, ngực sẽ to hơn rất nhiều. Nhiều trường hợp có cảm giác hơi ngứa như bị rạn da và thậm chí ngực cũng bắt đầu xuất hiện những vết rạn. Các mạch máu hiện lên trên ngực có thể nhìn thấy rõ ràng và lúc này bạn nên mặc áo ngực cỡ lớn để có cảm giác thoải mái.
Ngoài ra, có thể do trong thời gian mang thai người mẹ bị tức ngực và ợ nóng. Do hormon gia tăng trong thời kỳ mang thai nhằm duy trì niêm mạc tử cung, đồng thời làm mềm các dây chằng khiến thực quản co hẹp lại. Khi đó, axit dạ dày có thể trào ngược trở lại vào cổ họng và thực quản, gây mùi chua đặc trưng.
Ngoài ra, thai nhi đang lớn ép cơ hoành và dạ dày cũng là nguyên nhân gây đau ngực có liên quan đến ợ nóng khi mang thai. Để giảm sự khó chịu trên, thai phụ cần ăn bữa nhỏ, tránh các loại thực phẩm nhiều gia vị. Tránh thức ăn có dầu mỡ. Uống nhiều nước. Chọn áo ngực phù hợp có thể làm giảm cơn đau.
Khi nào cần đi khám bác sĩ khi ngực bị đau?
Nếu đau vú nặng, đau một bên vú, có kèm sốt thì nên đi khám ngay. Ngoài ra, khi có những dấu hiệu như: Đau ngực đột ngột, kèm ho hoặc khó thở; Cơn đau từ ngực lan xuống hai cánh tay; Đau ngực kèm sốt; Đau ngực kèm chóng mặt, khó thở, đổ mồ hôi bất thường… Những cơn đau như thế có thể cảnh báo bệnh ở tim, phổi, bắt buộc bạn phải đến cơ sở y tế để được thăm khám.
2. Chăm sóc ngực đúng cách khi cho con bú
Khi bắt đầu nuôi con bằng sữa mẹ thì bạn thường sẽ gặp khá nhiều rắc rối với bầu ngực của mình. Cảm giác căng tức thậm chí là đau rát nơi đầu ngực nếu bạn không biết cho con bú và chăm sóc ngực đúng cách.
- Nếu trong thời kỳ cho con bú bạn gặp phải vấn đề da khô, hãy thử sử dụng loại kem hoặc sữa dưỡng da dịu nhẹ, nhưng đừng nên thoa vào núm hoặc quầng vú ( bạn có thể sử dụng kem chứa lanolin)
- Núm vú không đòi hỏi phải có chế độ chăm sóc đặc biệt do vậy chị em chỉ cần nhớ tráng nước sạch sau mỗi lần tắm và lau cho thật khô cho vùng bầu bực
- Chị em tuyệt đối không bôi xà phòng hoặc dùng dung dịch diệt khuẩn trên vùng ngực, việc này sẽ dẫn đến da bị khô và làm nứt núm vú.
- Sau khi cho con bú, chị em chỉ cần nhỏ một vài giọt sữa mẹ và xoa lên quầng vú sau đó để tự khô. Nếu chị em cảm thấy vùng này da quá khô và bị nứt, thì nên xoa kem có tỷ lệ lanolin cao xung quanh vùng quầng vú và núm vú.
- Chị em hãy để cho núm vú của mình được tiếp xúc nhiều với không khí. Việc dùng miếng lót sữa và áo lót ngực bằng sợi tổng hợp sẽ gây thoát khí kém. Tốt nhất là bạn hãy chọn cho mình một cái áo lót thoải mái riêng để cho bú, cả ngày lẫn đêm trong những tuần đầu. Một cái áo lót quá chật có thể làm tắc các ống dẫn sữa.
- Trước và sau khi cho bé bú, bạn có thể dùng khăn mềm và nước ấm để vệ sinh vú.
Cho bé bú đúng cách như sau: Để bé bú hết từng bên ngực một và cố gắng cho bú đều cả 2 bên. Nếu sữa nhiều mà bé bú ít, chị em nhớ nhẹ nhàng vắt cạn lượng sữa thừa để tránh tình trạng ứ đọng sữa gây viêm tắc tuyến sữa. Không nên cho con vừa ngủ vừa ngậm ti vì bé sẽ thường nhay và cằn vào đầu vú, có thể gây tổn thương dẫn đến viêm nhiễm đầu ti.
- Sau sinh, chị em cần mặc áo ngực vừa vặn, phù hợp với kích cỡ ngực, không nên mặc áo ngực có gọng kim loại để dòng sữa được lưu thông dễ dàng và tránh tổn thương nhũ hoa do cọ xát.
- Nếu ngực có biểu hiện sưng đau, nhức bầu ngực, nứt núm ti,… bà mẹ cần tạm thời ngừng cho con bú và đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để các bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc ngực và điều trị nếu có viêm nhiễm
Hy vọng với hướng dẫn chăm sóc ngực đúng cách khi mang thai và cho con bú sau sinh trên đây sẽ góp phần giúp các mẹ bầu bảo vệ bầu ngực của mình tốt nhất không để lại ảnh hưởng xấu sau này. Ngoài việc tắm rửa hàng ngày, các mẹ nên thực hiện những bước massage nhẹ nhàng để bầu ngực săn chắc hơn. Chúc các mẹ bầu luôn khỏe mạnh hạnh phúc và đừng quên đồng hành cùng gonhub.com để biết thêm nhiều thông tin hữu ích nhất cho sức khỏe cả nhà.
Trong quá trình mang thai và cho con bú sau khi sinh, sự thay đổi lớn nhất trên cơ thể của người mẹ đó chính là bầu ngực. Ngay từ những tháng đầu mang thai, các mẹ đã cảm thấy được sự thay đổi khá lớn ở vùng ngực và có thể để lại nhiều khó chịu cho các mẹ bầu. Khi cho con bú bầu ngực của các mẹ căng ra tạo cảm giác đau tức… Vì vậy khi mang thai và cho con bú, nếu các mẹ không biết cách chăm sóc và giữ gìn bầu ngực thì chắc chắn sau khi sinh con các mẹ sẽ có một bộ ngực chảy xệ xấu xí. Vậy cách chăm sóc ngực khi mang thai và cho con bú như thế nào là đúng cách an toàn hiệu quả nhất?
Hãy cùng gonhub.com tham khảo các cách chăm sóc vòng một cho chị em phụ nữ khi mang thai và cho con bú an toàn hiệu quả nhất.
1. Chăm sóc ngực đúng cách khi mang thai
Nên làm gì để chăm sóc ngực khi mang thai
Trong thời kỳ mang thai, một trong những thay đổi lớn của chị em là bầu vú căng to và lớn dần cùng thời gian mang thai. Điều này xảy ra là do có sự đồng kích thích của tuyến yên, nhau thai sinh ra sữa, estrogen, progetogen làm tăng ống tuyến sữa và tiểu thùy. Ngoài ra còn có hiện tượng núm vú to, chuyển sang màu đen, quầng vú màu đậm và xung quanh quầng vú có rải rác những đốm lồi dạng nút thắt, có thể tiết ra sữa non màu vàng trong giai đoạn cuối thai kỳ. Để chăm sóc vòng 1 tốt trong giai đoạn này bạn cần chú ý:
- Trước và sau khi mang thai chị em nên lựa chọn và mặc áo ngực thích hợp, để nâng ngực lên, tránh xệ hay làm tổn thương mô ở ngực.
- Hàng ngày chị em nên lau rửa bầu ngực và nhũ hoa ít nhất một lần. Nên dùng vải mềm và nước sạch đủ ấm để lau rửa. Không nên dùng xà phòng, vì chất tẩy trong xà phòng có thể làm núm vú bị nứt nẻ.
- Cùng với lau rửa chị em nên massage bầu ngực bằng tay. Nâng hai bầu núi đôi xoa, nắn nhẹ từ ngoài vào trong. Trường hợp núi đôi cương, đau, núm vú cứng, trước khi xoa bóp nên áp khăn nóng vào mỗi bên. Thời gian xoa bóp mỗi lần khoảng 5 phút.
- Đối với chị em có núm vú ngắn hoặc bị thụt sâu vào trong thì cùng với việc xoa bóp toàn bộ vú, cần xoa nắn đầu núm vú, day, ấn cho núm vú lồi lên.
- Khi gần đến tháng sinh em bé, việc chăm sóc vòng 1 như trên phải hết sức nhẹ nhàng. Nếu xoa nắn (nhất là ở núm vú) thấy cảm giác căng tức ở bụng dưới từng cơn (do tử cung co bóp) thì cần ngừng ngay để tránh bị chuyển dạ đẻ non.
Hướng dẫn chọn áo ngực cho bà bầu
- Lời khuyên tốt nhất là bạn nên chọn những chiếc áo ngực có chức năng nâng đỡ nhưng vẫn tạo sự thoải mái và nên tránh những chiếc áo bó khít, gây chà xát vào bầu ngực của bạn.
- Cũng nên chọn loại áo ngực hơi rộng một chút để bầu ngực có chỗ trống mà phát triển. Loại áo ngực bằng cotton thường thoải mái và dễ thở hơn loại bằng sợi tổng hợp; đồng thời, bạn nên chọn loại áo ngực dành riêng cho thai phụ.
- Bạn nên tránh những áo ngực bó khít gây đau.
- Buổi tối, khi đi ngủ, bạn có thể chọn sử dụng những chiếc áo ngực ban đêm hoặc không cần mặc áo ngực.
- Ngoài ra, bạn nên dùng áo ngực có khả năng nâng đỡ vừa vặn khi luyện tập, vì lúc này, bầu ngực có cảm giác nặng nề hơn. Loại áo ngực được thiết kế đặc biệt khi luyện tập sẽ giúp bạn giảm thiếu những khó chịu do đau ngực.
Đau tức ngực khi mang thai có nguy hiểm?
Nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng bị đau ngực khi mang thai, hầu hết nguyên nhân đau tức ngực khi mang thai có liên quan đến những thay đổi bình thường của cơ thể và không nguy hiểm.
Nguyên nhân gây ra đau tức ngực khi mang thai
Đau ngực khi mang thai thường là do thay đổi về thể chất của mẹ thích ứng với thai nhi phát triển. Các hormon thay đổi trong thai kỳ sẽ làm tăng lưu lượng máu và những thay đổi các mô ngực, điều này có thể khiến ngực bạn trông to ra, đau cứng và rất nhạy cảm khi chạm phải. Cảm giác đau tức ngực giống như bị đau ngực trước kỳ kinh nguyệt nhưng có xu hướng nặng hơn.
Từ tuần thứ 8 trở đi, ngực thai phụ bắt đầu to hơn và sẽ tiếp tục phát triển trong suốt thai kỳ. Với những người mang thai lần đầu, ngực sẽ to hơn rất nhiều. Nhiều trường hợp có cảm giác hơi ngứa như bị rạn da và thậm chí ngực cũng bắt đầu xuất hiện những vết rạn. Các mạch máu hiện lên trên ngực có thể nhìn thấy rõ ràng và lúc này bạn nên mặc áo ngực cỡ lớn để có cảm giác thoải mái.
Ngoài ra, có thể do trong thời gian mang thai người mẹ bị tức ngực và ợ nóng. Do hormon gia tăng trong thời kỳ mang thai nhằm duy trì niêm mạc tử cung, đồng thời làm mềm các dây chằng khiến thực quản co hẹp lại. Khi đó, axit dạ dày có thể trào ngược trở lại vào cổ họng và thực quản, gây mùi chua đặc trưng.
Ngoài ra, thai nhi đang lớn ép cơ hoành và dạ dày cũng là nguyên nhân gây đau ngực có liên quan đến ợ nóng khi mang thai. Để giảm sự khó chịu trên, thai phụ cần ăn bữa nhỏ, tránh các loại thực phẩm nhiều gia vị. Tránh thức ăn có dầu mỡ. Uống nhiều nước. Chọn áo ngực phù hợp có thể làm giảm cơn đau.
Khi nào cần đi khám bác sĩ khi ngực bị đau?
Nếu đau vú nặng, đau một bên vú, có kèm sốt thì nên đi khám ngay. Ngoài ra, khi có những dấu hiệu như: Đau ngực đột ngột, kèm ho hoặc khó thở; Cơn đau từ ngực lan xuống hai cánh tay; Đau ngực kèm sốt; Đau ngực kèm chóng mặt, khó thở, đổ mồ hôi bất thường… Những cơn đau như thế có thể cảnh báo bệnh ở tim, phổi, bắt buộc bạn phải đến cơ sở y tế để được thăm khám.
2. Chăm sóc ngực đúng cách khi cho con bú
Khi bắt đầu nuôi con bằng sữa mẹ thì bạn thường sẽ gặp khá nhiều rắc rối với bầu ngực của mình. Cảm giác căng tức thậm chí là đau rát nơi đầu ngực nếu bạn không biết cho con bú và chăm sóc ngực đúng cách.
- Nếu trong thời kỳ cho con bú bạn gặp phải vấn đề da khô, hãy thử sử dụng loại kem hoặc sữa dưỡng da dịu nhẹ, nhưng đừng nên thoa vào núm hoặc quầng vú ( bạn có thể sử dụng kem chứa lanolin)
- Núm vú không đòi hỏi phải có chế độ chăm sóc đặc biệt do vậy chị em chỉ cần nhớ tráng nước sạch sau mỗi lần tắm và lau cho thật khô cho vùng bầu bực
- Chị em tuyệt đối không bôi xà phòng hoặc dùng dung dịch diệt khuẩn trên vùng ngực, việc này sẽ dẫn đến da bị khô và làm nứt núm vú.
- Sau khi cho con bú, chị em chỉ cần nhỏ một vài giọt sữa mẹ và xoa lên quầng vú sau đó để tự khô. Nếu chị em cảm thấy vùng này da quá khô và bị nứt, thì nên xoa kem có tỷ lệ lanolin cao xung quanh vùng quầng vú và núm vú.
- Chị em hãy để cho núm vú của mình được tiếp xúc nhiều với không khí. Việc dùng miếng lót sữa và áo lót ngực bằng sợi tổng hợp sẽ gây thoát khí kém. Tốt nhất là bạn hãy chọn cho mình một cái áo lót thoải mái riêng để cho bú, cả ngày lẫn đêm trong những tuần đầu. Một cái áo lót quá chật có thể làm tắc các ống dẫn sữa.
- Trước và sau khi cho bé bú, bạn có thể dùng khăn mềm và nước ấm để vệ sinh vú.
Cho bé bú đúng cách như sau: Để bé bú hết từng bên ngực một và cố gắng cho bú đều cả 2 bên. Nếu sữa nhiều mà bé bú ít, chị em nhớ nhẹ nhàng vắt cạn lượng sữa thừa để tránh tình trạng ứ đọng sữa gây viêm tắc tuyến sữa. Không nên cho con vừa ngủ vừa ngậm ti vì bé sẽ thường nhay và cằn vào đầu vú, có thể gây tổn thương dẫn đến viêm nhiễm đầu ti.
- Sau sinh, chị em cần mặc áo ngực vừa vặn, phù hợp với kích cỡ ngực, không nên mặc áo ngực có gọng kim loại để dòng sữa được lưu thông dễ dàng và tránh tổn thương nhũ hoa do cọ xát.
- Nếu ngực có biểu hiện sưng đau, nhức bầu ngực, nứt núm ti,… bà mẹ cần tạm thời ngừng cho con bú và đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để các bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc ngực và điều trị nếu có viêm nhiễm
Hy vọng với hướng dẫn chăm sóc ngực đúng cách khi mang thai và cho con bú sau sinh trên đây sẽ góp phần giúp các mẹ bầu bảo vệ bầu ngực của mình tốt nhất không để lại ảnh hưởng xấu sau này. Ngoài việc tắm rửa hàng ngày, các mẹ nên thực hiện những bước massage nhẹ nhàng để bầu ngực săn chắc hơn. Chúc các mẹ bầu luôn khỏe mạnh hạnh phúc và đừng quên đồng hành cùng gonhub.com để biết thêm nhiều thông tin hữu ích nhất cho sức khỏe cả nhà.
Mẹ - Bé - Tags: mang thaiCho bé ăn váng sữa khi nào trong ngày và như thế nào là đúng tốt nhất
Hướng dẫn chuẩn bị nghỉ thai sản cho bà bầu đang đi làm
Mang thai uống nước mía được không? Công dụng của nước mía với bà bầu
Bí quyết phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non giúp tự tin và giao tiếp tốt hơn
Có nên cho trẻ xem tivi khi ăn cơm? Cách sửa thói quen vừa ăn vừa xem tivi hiệu quả
Vì sao uống sữa bí đỏ có thể giúp tăng cân nhanh?
Hormone thai kỳ ảnh hưởng tới bà bầu khi mang thai và sau sinh ra sao