Giải đáp những câu hỏi liên quan đến phẫu thuật vôi hoá cột sống
Phẫu thuật vôi hoá cột sống là một trong những phương pháp điều trị khá phổ biến và đang ngày càng được áp dụng nhiều hơn trong điều trị vôi hóa cột sống. Cùng tìm hiểu những thông tin xoay quanh phương pháp này trong bài viết dưới đây của gonhub.com nhé!
Trường hợp nào cần phẫu thuật điều trị vôi hóa cột sống?
Bất cứ một loại bệnh lý nào cũng thường được áp dụng hai mảng phương pháp điều trị khác nhau gồm có điều trị bằng phương pháp bảo tồn không phẫu thuật và điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Đối với bệnh nhân mắc chứng vôi hóa cột sống, việc áp dụng phương pháp phẫu thuật chỉ khoanh vùng trong một số trường hợp nhất định gồm:
- Bệnh nhân bị vôi hóa cột sống có dấu hiệu chèn ép tủy sống
- Bệnh nhân bị vôi hóa cột sống đe dọa chèn ép tủy sống
- Bệnh nhân bị vôi hóa cột sống với sự phát triển của gai xương quá lớn và các phương pháp bảo tồn không khắc phục được
- Áp dụng các phương pháp bảo tồn thất bại nhiều lần
- Bệnh nhân có nguy cơ đe dọa gây ra các biến chứng nguy hiểm tới các cơ quan, bộ phận khác do gai xương gây ra
Tuy nhiên, khi quyết định áp dụng phương pháp phẫu thuật với các yếu tố trên, các bác sỹ phải xác định tình trạng sức khỏe của bệnh nhân hiện tại xem có phù hợp để áp dụng các phương pháp phẫu thuật không để lựa chọn thời gian phẫu thuật phù hợp hoặc không thể phẫu thuật (với một số trường bệnh nhân nhân tuổi quá cao không còn đảm bảo sức khỏe).
Các phương pháp phẫu thuật vôi hóa cột sống cụ thể là gì?
Có ba phương pháp áp dụng trong phẫu thuật vôi hóa cột sống, cụ thể gồm:
- Phương pháp phẫu thuật mổ nội soi cắt gai cột sống thường đơn giản và nhanh chóng, áp dụng cho các trường hợp bệnh vừa và nhẹ Phương pháp này ít xâm lấn, giúp giải quyết triệt để sự chèn ép tủy sống của các gai xương gây nên các biến chứng nguy hiểm khác.
- Phương pháp phẫu thuật trực tiếp cắt bỏ lá đốt sống:
Phương pháp này cũng áp dụng khác phổ biến với các trường hợp nặng hơn. Các bác sỹ sẽ thực hiện cắt lớp mỏng của đốt sống mà gai xương xâm nhập khiến rộng ống sống (thường ở phần cột sống thắt lưng). Phương pháp này có tác dụng giảm sự ảnh hưởng tới hệ thống dây thần kinh nên giúp giảm đau rõ rệt.
- Phương pháp phẫu thuật cấy miếng đệm gan mỏm gai:
So với hai phương pháp trên thì phương pháp này ít phổ biến và ít được áp dụng hơn. Phương pháp phẫu thuật xâm lấn này được áp dụng trong các trường hợp ống sống bị hẹp và giúp giảm hẹp ống sống với nhiều mức độ khác nhau. Các bác sỹ sẽ tiến hành cấy một miếng đệm gai mỏm vào giữa các mỏm gai nhằm khiến không gian giữa các mỏm xương rộng ra để tránh sự chèn ép gây tổn thương của gai xương đến các cơ quan, bộ phận khác.
Chi phí mổ vôi hóa cột sống khoảng bao nhiêu?
Đây chắc hẳn là câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc và quan tâm khi tìm hiểu về phương pháp phẫu thuật vôi hóa cột sống. Với sự phát triển và ngày càng hiện đại của y học, các phương pháp phẫu thuật ngày càng được cải tiến hơn, đơn giản hơn và ít gây nguy hiểm hơn cho bệnh nhân. Tuy nhiên các phương pháp phẫu thuật vùng vôi hóa cột sống nhìn chung khá cao, mặt bằng chung giao động từ 40 – 50 triệu đồng.
Đối với các trường hợp vôi hóa ở các vị trí ít nguy hiểm, gai xương nhỏ và chưa gây ra nhiều các biến chứng nguy hiểm khác thì giá tiền rẻ hơn. Với các trường hợp gai xương lớn, gai xương gây chèn ép tủy thì mức tiền cao hơn tùy theo việc điều trị các biến chứng ảnh hưởng của nó.
Sau phẫu thuật gai xương có thể trị dứt điểm vôi hóa cột sống không?
Rất nhiều người cho rằng sau phẫu thuật cắt bỏ gai xương có thể loại bỏ hoàn toàn gai xương và bệnh không bao giờ tái phát trở lại. Chính do vậy rất nhiều người chủ quan sau phẫu thuật khiến hiện nay có tới hơn 50% bệnh nhân phẫu thuật gai xương mọc lại, một số trường hợp còn gây nặng nề hơn trước.
Trên thực tế, sau phẫu thuật, ngay tại vị trí gai xương vừa cắt gai có thể tiếp tục sản sinh và phát triển lên như cũ với nhiều mức độ khác nhau. Do vậy, sau phẫu thuật bệnh nhân nên chú ý hết sức trong chế độ sinh hoạt, vận động và ăn uống nên tuân thủ chế độ hợp lý, khoa học để tránh gai xương mọc trở lại.
Sau phẫu thuật vôi hóa cột sống nên làm gì để tránh vết thương bị nhiễm trùng?
Một trong những vấn đề mà rất nhiều người lo lắng sau khi đã phẫu thuật thành công các loại bệnh lý khác nhau, trong đó có vôi hóa cột sống chính là bảo vệ và tránh vết thương bị nhiễm trùng. Để tránh vị trị mổ gai xương bị nhiễm trùng, bạn nên:
- Chú ý lau rửa vết thương với các loại nước đỏ, nước sát trùng hoặc các loại thuốc khác theo hướng dẫn bác sỹ
- Không tự ý rửa bằng các loại thuốc khác hoặc chạm vào vùng mổ
- Kiêng khem những loại thực phẩm có nguy cơ gây nhiễm trùng và tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn tấn công vào vết mổ.
- Không tự ý di chuyển tránh tổn thương vết mổ
Việc nâng cao ý thức bản thân không chỉ giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục sau phẫu thuật vôi hoá cột sống mà còn hạn chế được những biến chứng về lâu dài. Hãy chia sẻ bài viết này và nhấn nút quan tâm để gonhub.com có thể gửi đến bạn nhiều hơn những thông tin hữu ích khác về sức khỏe mỗi ngày nhé!
Kiến thức - Tags: vôi hóa cột sốngPhân biệt viêm khớp dạng thấp với bệnh Lyme
10 nhà hàng trong Vincom Center ở TPHCM ngon hút khách nhất
Năm sinh và tiểu sử TOP (Bigbang) đầy đủ nhất
Top 10 nữ diễn viên Hoa Ngữ đẹp nhất từ trước đến nay
Gai đôi cột sống là gì? Triệu chứng và các dạng gai đôi cột sống
Mẫu biên bản bàn giao tài sản mới nhất 2019 của bộ Tài chính
Top 12 nhà hàng sân vườn ở TPHCM lý tưởng để đãi tiệc dịp lễ