Gãy xương đùi – Triệu chứng gãy xương đùi và cách điều trị hiệu quả
Gãy xương đùi là một trong những loại gãy xương phổ biến và nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng đi lại và sức khỏe của bệnh nhân. Vậy làm sao để nhận biết bị gãy xương đùi và các phương pháp điều trị gãy xương đùi gồm những gì? Cùng gonhub.com tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
Gãy xương đùi là gì?
Gãy xương đùi (hay còn gọi là gãy thân xương đùi) là một trong những loại gãy xương nguy hiểm nhất. Xương đùi bao gồm phần thân xương đùi và ống tủy xương đùi đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ khớp chi dưới và toàn bộ cơ thể. Gãy xương đùi là tình trạng một trong những phần của thân xương đùi hoặc ống tủy bị gãy hoặc gãy toàn bộ do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Gãy xương đùi có thể gặp ở nhiều lứa tuổi và xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên theo số liệu thống kê cho thấy người trong độ tuổi từ 20 – 40 chiếm 60% số lượng người thường xuyên bị gãy xương đùi. Một số vị trí xương đùi thường xuyên bị gãy như 5 cm dưới của mặt cầu lồi và trên lồi cầu xương đùi 5 cm.
Các đường gãy xương đùi biểu hiện mức độ nặng của việc gãy và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp. Các đường gãy xương đùi chủ yếu bao gồm:
- Gãy theo đường ngang: xương đùi gãy ngang chủ yếu theo hình răng cưa, đây là loại gãy xương đùi nặng nhất và và nếu không được chắp đúng răng cưa thì sẽ dẫn đến di lệch thứ phát nhất.
- Gãy theo đường chéo: Bao gồm gãy theo đường chéo vát và chéo xoắn, loại này cũng dễ di lệch thứ phát nếu tiến hành bó bột.
- Gãy có thêm mảnh phụ: Thường gãy theo hình cánh bướm và gãy vụn xuất hiện nhiều mảnh vụn lộn xộn rất khó điều trị.
Bên cạnh các đường gãy thì việc xác định các vị trí gãy xương đùi cũng đóng vai trò rất quan trọng trong chuẩn đoán mức độ gãy và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp:
- Gãy tại vị trí 1/3 phía trên: Vị trí này khá nguy hiểm vì rất khó chỉnh tại đoạn trung tâm
- Gãy tại vị trí 1/3 giữa: Ảnh hưởng nhiều đến cơ kéo và dễ gây ra di lệch gây ngắn chi
- Gãy tại vị trí 1/3 dưới: Tại vị trí này là nguy hiểm nhất và tiềm ẩn nhiều nguy cơ tổn thương bó mạch thần kinh ở vùng kheo.
Các triệu chứng lâm sàng của gãy xương đùi
- Cảm giác đau dữ dội và có tiếng kêu răng rắc tại vùng đùi: Đây là một trong những biểu hiện đầu tiên chứng tỏ bạn bị tổn thương vùng đùi và có nguy cơ dẫn đến gãy xương đùi. Lúc này hầu như mọi chức năng cơ đùi của bệnh nhân mất hẳn.
- Các biểu hiện bên ngoài: Bệnh nhân dễ sốc nặng hơn các gãy vùng khác với sốc máu, hạ huyết áp nhanh và dễ ngất xỉu.
- Qua các triệu chứng khám lâm sàng: Đùi sưng nhanh rất to với các gấp góc tại chi bất thường và có thể cảm nhận rõ chỗ lồi lên của xương gãy. Đôi khi sẽ thấy sự tràn dịch khớp gối xuất hiện.
- Tiến hành chụp X-quang tìm hiểu tình trạng gãy xương, thông qua chụp X-quang xương sẽ phát hiện rõ tình trạng gãy xương của bệnh nhân theo hai hướng là chụp thẳng và chụp nghiêng.
Điều trị gãy xương đùi như thế nào?
1. Phương pháp điều trị gãy xương đùi bảo tồn không phẫu thuật
Các trường hợp áp dụng không phẫu thuật mà điều trị bằng phẫu thuật bảo tồn bao gồm trẻ em nhỏ dưới 12 tuổi, người già yếu hoặc trẻ sơ sinh. Ngoài ra một số biểu hiện gãy xương ở mức độ không quá nặng thì không tiến hành phẫu thuật, cụ thể:
- Gãy không có biểu hiện di lệch xương
- Gãy xương ít dập nát
- Gãy xương có thể nắn chỉnh được
- Gãy có mảnh rời trong mức cho phép không phẫu thuật
- Gãy không không hoàn toàn
- Gãy trên lồi cầu
- Gãy dưới mấu chuyển.
Các phương pháp điều trị được áp dụng trong phương pháp này bao gồm:
- Bó bột toàn phần hoặc một phần đùi
- Nắn chỉnh kết hợp bó bột
- Kéo liên tục rồi bó bột.
2. Phương pháp phẫu thuật điều trị gãy xương đùi
Trong các trường hợp gãy nặng không thể tiến hành áp dụng phương pháp bảo tồn thì phải tiến hành phẫu thuật, cụ thể:
- Gãy xương đùi ở người lớn
- Gãy xương đùi ở trẻ em lớn (trên 12 tuổi)
- Điều trị không phẫu thuật không thể phẫu thuật
- Gãy có biểu hiện di lệch xương
- Gãy xương đùi lớn, lâu liền
- Gãy xương đùi không thể cố định bằng bó bột
Các phương pháp điều trị được áp dụng trong phương pháp này bao gồm:
- Phương pháp đóng đinh nội tủy có chốt ngang áp dụng với các trường hợp như gãy ở thấp hoặc cao trong tầm 1/3 dưới hoặc trên, gãy có ống tủy rộng, gãy ở 2 đầu xương, gãy có nhiều mãnh rời.
- Phương pháp đóng đinh nội tủy kín: Phương pháp phẫu thuật này chỉ định áp dụng cho các trường hợp gãy 1/3 T và 1/3G thân xương đùi.
- Phương pháp đóng đinh nội tủy mở ổ gãy
- Phương pháp đóng đinh nội tủy kín ngược dòng: Phương pháp phẫu thuật này chỉ định áp dụng cho các trường hợp gãy 1/3 D
- Phương pháp đóng đinh nội tủy mở ổ gãy
- Phương pháp đóng đinh nội tủy kunscher: Phương pháp phẫu thuật này chỉ định áp dụng cho các trường hợp gãy 1/3 giữa, 1/3 trên và 3 dưới. Trong đó có phương pháp đóng đinh nội tủy xuôi dòng ( đây là trường hợp không mở ổ gãy) và phương pháp đóng đinh ngược dòng.
Những ảnh hưởng xấu của gãy xương đùi các bộ phận quan trọng phần chi dưới và toàn cơ thể và rất nguy hiểm. Do vậy bạn tuyệt đối không được lơ là và hãy tuân thủ nghiêm mặt các phương pháp điều trị của bác sỹ. Hãy quan tâm gonhub.com mỗi ngày để nhận được nhiều hơn những thông tin hữu ích khác nữa nha!
Kiến thức - Tags: gãy xươngĂn sữa chua mỗi ngày có tác dụng gì?
Những việc con gái vẫn thường lén làm 1 mình
Cách làm hoa tuyết xoắn 3D đẹp bằng giấy cứng A4 đón Giáng Sinh
Biến chứng nguy hiểm của bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng
Xem tử vi vận hạn năm 2019 Mậu Tuất cho tuổi Giáp Tý 1984 nam mạng & nữ mạng
Bí kíp giúp tình yêu lâu năm luôn nồng ấm ngọt ngào như thuở ban đầu
Trang trí nội thất nhà đẹp 2 tầng đơn giản gần gũi với thiên nhiên