Cách đánh vần bảng chữ cái tiếng Việt chuẩn theo chương trình mới
Cách đánh vần bảng chữ cái tiếng Việt chuẩn theo chương trình mới, giúp các bậc phụ huynh hỗ trợ việc học cho con em mình tối đa. Tiếng việt ngày nay được đọc và phát âm hoàn toàn khác so với ngày xưa, chính vì vậy khi con vào lớp 1, các bậc phụ huynh khá hoang mang trong việc hỗ trợ dạy con học tập vì sợ cách đọc của mình không được chuẩn như của bộ GD&DT đưa ra, gây ảnh hưởng đến việc tiếp thu của bé khi đến trường. Để giúp các bậc phụ huynh giải đáp băn khoăn này, sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ chi tiết cách đánh vần bảng chữ cái tiếng việt mới dưới đây, cùng theo dõi nhé.
Hãy cùng gonhub.com tham khảo hướng dẫn cách đánh vần bảng chữ cái tiếng việt dưới đây và kèm thêm cho con mình tại nhà nhé.
1. Âm và chữ cái tiếng việt
Chữ |
Phát Âm |
Chữ |
Phát Âm |
Chữ |
Phát Âm |
a |
a |
i |
i |
q |
cờ |
ă |
á |
k |
cờ |
r |
rờ |
â |
ớ |
kh |
khờ |
t |
tờ |
b |
bờ |
l |
lờ |
s |
sờ |
c |
cờ |
m |
mờ |
th |
thờ |
ch |
chờ |
n |
nờ |
tr |
trờ |
d |
dờ |
ng |
ngờ |
u |
u |
đ |
đờ |
ngh |
ngờ kép |
ư |
ư |
e |
e |
nh |
nhờ |
v |
vờ |
ê |
ê |
o |
o |
x |
xờ |
g |
gờ |
ô |
ô |
y |
i |
gh |
gờ kép |
ơ |
ơ |
iê(yê, ia, ya) |
ia |
gi |
giờ |
p |
pờ |
uô(ua) |
ua |
h |
hờ |
ph |
phờ |
ươ(ưa) |
ưa |
Trong chương trình Công nghệ Giáo dục mới, các bạn cần phân biệt rõ Âm và Chữ.
- Âm là vật thật, là âm thanh.
- Chữ là vật thay thế, dùng để ghi lại, cố định lại âm.
Thông thường, 1 âm được ghi lại bằng 1 chữ cái (a, b, c, d, đ, e, l, m..). Nhưng cũng có những trường hợp 1 âm không phải chỉ được ghi lại bằng 1 chữ mà có thể là 2, 3, 4 chữ, do đó để viết chính xác các bạn cần căn cứ vào Luật chính tả.
Ví dụ:
- Âm /ngờ/ được ghi bằng 2 chữ: ng và ngh (ngờ kép).
- Âm /cờ/ được ghi bằng 3 chữ: c, k, q.
- Âm /ia/ được ghi bằng 4 chữ: iê, ia, yê, ya.
Lưu ý: Theo quan điểm của Công nghệ Giáo dục, 1 âm ghi lại bằng 1 chữ nghĩa là các chữ ghi âm có vai trò như nhau. Do đó, 1 âm /chờ/ được ghi lại bằng 1 chữ ch (chờ) chứ không phải là được ghép lại từ 2 chữ c và h.
2. Cách đánh vần theo chương trình Công nghệ Giáo dục
2.1. Nguyên tắc đánh vần
Đánh vần theo Âm, không đánh vần theo Chữ.
Ví dụ:
- Ca: /cờ/ – /a/ -/ca/
- Ke: /cờ/ – /e/ -/ke/
- Quê: /cờ/ -/uê/ -/quê/
Do đó đánh vần theo âm nên khi viết các bạn phải viết theo Luật chính tả: Âm /cờ/ đứng trước âm /e/, /ê/, /i/ phải viết bằng chữ k. Âm /cờ/ đứng trước âm đệm phải viết bằng chữ q, âm đệm viết bằng chữ u.
Đánh vần theo cơ chế 2 bước:
- Bước 1: Đánh vần tiếng thanh ngang (khi đánh vần tiếng thanh ngang thì tách ra phần đầu/ phần vần).
Ví dụ: ba: /bờ/ – /a/ – /ba/
- Bước 2: Đánh vần tiếng có thanh (khi đánh vần tiếng có thanh khác thanh ngang thì tạm thời tách thanh ra, để lại thanh ngang).
Ví dụ: bà: /ba/ – huyền – /bà/
Các bé chỉ học đánh vần tiếng có thanh khi đã đánh vần trơn tiếng thanh ngang.
2.2. Lưu ý khi đánh vần
Công nghệ Giáo dục còn hướng dẫn khi chưa đọc được tiếng có thanh thì có các bước để đánh vần lại.
Cách 1: Dùng tay che dấu thanh để các bé đọc được tiếng thanh ngang /ba/. Sau đó trả lại dấu thanh để đánh vần /ba/ – huyền – bà.
Nếu che dấu thanh mà các bé chưa đọc được ngay tiếng thanh ngang thì che tiếp phần vần, để các bé nhận ra phụ âm /b/. Bỏ dấu che nguyên âm /a/ để nhận ra nguyên âm /a/ và đánh vần /bờ/ – /a/ – /ba/ sau đó là /ba/ – huyền – /bà/.
Cách 2: Đưa tiếng /bà/ vào mô hình phân tích tiếng:
Phân tích rồi đọc cả tiếng thanh ngang, sau đó thêm thanh vào để được tiếng có thanh: /ba/ – huyền – /bà/.
Nếu các bé vẫn chưa hiểu thì các bạn phân tích tiếp tiếng thanh ngang: /bờ/ – /a/ – /ba/ và tiếp tục thêm thanh vào để được tiếng /bà/.
3. Ví dụ cụ thể khi đánh vần
Trong tiếng Việt, tiếng gồm có 3 phần: Phần đầu – phần vần – phần thanh.
Phần vần gồm các Âm giữ các vai trò: Âm đệm – âm chính – âm cuối.
Theo sách Công nghệ Giáo dục sẽ có 4 kiểu vần:
- Vần chỉ có âm chính, ví dụ: ba, chè, …
- Vần có âm đệm và âm chính, ví dụ: hoa, quế,…
- Vần có âm chính và âm cuối, ví dụ: lan, sáng,…
- Vần có đủ âm đệm – âm chính – âm cuối, ví dụ: quên, hoàng, …
Từ các kiểu vần này, có thể tạo nên được rất nhiều loại Tiếng khác nhau.
Tiếng chỉ có âm chính: y
ý: /y/ – sắc – /ý/
Tiếng có âm đầu – âm chính:
- Che: /chờ/ – /e/ – /che/
- Che: /che/ – hỏi – /chẻ/
Tiếng có âm đệm – âm chính:
- Uy: /u/ – /y/ – /uy/
- Ủy: /uy/ – hỏi – /ủy/
Tiếng có âm đầu – âm đệm – âm chính:
- Hoa: /hờ/ – /oa/ – /hoa/
- Quy: /cờ/ – /uy/ – /quy/
- Quý: /quy/ – sắc – /quý/
Tiếng có âm chính – âm cuối:
- Em: /e/ – /mờ/ – /em/
- Yên: /ia/ – /nờ/ – /yên/
- Yến: /yên/ – /sắc/ – /yến/
Trên đây là hướng dẫn cách đánh vần bảng chữ cái tiếng việt chuẩn theo chương trình giáo dục mới nhất của bộ giáo dục. Hy vọng sẽ giúp các bậc phụ huynh có thể nắm rõ được cách phát âm và cách đọc mới, hỗ trợ việc học của bé thêm hiệu quả. Mong rằng những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp ích được phần nào cho mọi người và hãy thường xuyên truy cập gonhub.com để cập nhật thêm nhiều thông tin tư liệu giáo dục hữu ích nhé.
Thủ thuật - Tags: cách đánh vần bảng chữ cái tiếng việt, thủ thuật giáo dụcHướng dẫn cách xoay video bị ngược chiều đơn giản dễ dàng nhất
Cách sử dụng tính năng Copy Paste trong Excel để đạt hiệu quả cao nhất
Hướng dẫn cách chuyển file CR2 sang JPG bằng photoshop cực nhanh
3 cách thay đổi kích thước ảnh mà không làm giảm chất lượng hình
TOP 10 game xây dựng thành phố hay dành cho PC đáng lựa chọn nhất
Cách chuyển video sang ảnh động Gif dễ dàng miễn phí
Hướng dẫn cách test usb boot sau khi tạo có thành công hay không chuẩn nhất