Biểu đồ phát triển của trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi theo tiêu chuẩn của bộ Y tế
Trong giai đoạn 6 tháng tuổi, trẻ sơ sinh đã có thể trở người một cách tự nhiên và thuần thục; trong đó một số trẻ còn leo lên phía sau, phía trước hoặc phía sau những chiếc kệ, chiếc tủ. Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi có thể ngồi lên một mình với sự hỗ trợ từ đôi bàn tay bằng cách chống đỡ người và đứng lên. Vì vậy, 6 tháng tuổi là khoảng thời gian quan trọng nhất để trẻ bước vào một giai đoạn phát triển mới với những mốc phát triển vượt bậc về các kỹ năng vận động, khả năng ăn dặm, thay đổi thị giác và phát triển giao tiếp.
Hôm nay, kqsx.tv sẽ cung cấp cho các mẹ biểu đồ phát triển của trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi để có phương pháp chăm sóc và nuôi dạy một cách tốt nhất.
1. Các phần cơ lớn
- Đứng được nếu có người giữ
- Quay đầu và quay người thành thạo
- Nằm ngửa và cầm chân để chơi
- Lẫy thành thạo
- Trườn về phía trước hoặc phía sau
2. Các phần cơ nhỏ
- Với lấy đồ vật một cách nhanh nhẹn và chính xác hơn
- Cầm được bình sữa;
- Cầm đồ chơi và chuyển từ tay này sang tay kia;
3. Dáng ngồi
- Trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi có thể lẫy rồi chống tay như muốn ngồi lên
- Ngồi vững nhưng vẫn phải dựa vào cái gì đó để tránh ngã chúi xuống hay ngã ngửa ra sau hoặc nghiêng về một bên
- Khi ngồi vào ghế trẻ con, tay sẽ tự do để chơi hoặc cầm đồ.
4. Phát triển về ngôn ngữ
- Thay đổi nhiều hơn về âm vực
- Điều khiển được những âm thanh phát ra tốt hơn nhưng chưa nói được thành từ
- Phát âm được nhiều phụ âm hơn
- Phát ra những âm thanh thể hiện cảm xúc.
- Sẽ ê a khi nghe thấy âm thanh đáng chú ý và lên tiếng trả lời khi nghe thấy giọng nữ.
5. Phát triển về mặt xã hội
- Phân biệt được bản thân và hình ảnh trong gương
- Cố gắng bắt chước biểu hiện cảm xúc qua sắc mặt
- Cười và đưa tay ra sờ những đứa trẻ lạ mặt
- Khi cần cha mẹ giúp đỡ gì thì sẽ lên tiếng
- Quay mặt lại khi có người gọi tên mình
- Phân biệt được người lớn và trẻ em
- Cười với hình của mình trong gương
- Thích chơi cùng người khác.
6. Phát triển về nhận thức và khả năng của các giác quan
- Quan sát và để ý đến chiều sâu của đồ vật như bát, hộp
- Với lấy đồ vật và thích làm rơi chúng
- Khi đang cầm cái gì đó trong tay sẽ lấy tay kia với đồ vật khác đồng thời mắt nhìn đồ vật thứ ba.
- Nín khóc khi nghe thấy tiếng nhạc
- Với đồ vật một cách chính xác cho dù đồ vật có thể di chuyển, các cơ không còn bị giật
- Biết đến mối quan hệ giữa tay và đồ chơi trong tay
7. Lịch trình hàng ngày
- Bắt đầu muốn tự ăn như tự xúc, tự cầm bình sữa
- Thích những thức ăn có vị đậm đà hơn
- Bắt đầu biết uống sữa bằng cốc
- Ngủ được giấc dài cả đêm, thời gian ngủ cả ngày lẫn đêm là 12 tiếng.
Với biểu đồ phát triển của trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi mà chúng tôi đã cung cấp đầy đủ và chính xác trên, hy vọng sẽ giúp các mẹ có được những phương pháp chăm sóc, nuôi dạy con của mình thật hiệu quả. Bên cạnh đó, mẹ hãy luôn nhớ rằng, sự phát triển của trẻ theo thời gian sẽ trở nên phức tạp hơn nên cũng đừng quá căng thẳng và lo lắng. Mà hãy từng bước nuôi dạy trẻ những kỹ năng cần thiết để phát triển ngày càng toàn diện. Kết hợp với một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ bảo đảm sự phát triển não bộ của trẻ theo đúng hướng. Chúc mẹ thành công và hẹn gặp lại trong những kiến thức nuôi con tiếp theo cùng kqsx.tv.
Mẹ - Bé - Tags: biểu đồ phát triển của trẻ9 vật dụng chăm sóc sức khỏe bà bầu khi mang thai không thể thiếu phần 1
Theo sõi sự phát triển của trẻ sơ sinh 8 tháng ở tuần tuổi thứ 34
Mách mẹ cách giặt quần áo cho trẻ sơ sinh bằng tay và bằng máy giặt
5 thực phẩm bà bầu nên ăn buổi sáng để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng
Nhiễm trùng máu ở trẻ em có nguy hiểm đến tính mạng không?
9 vật dụng chăm sóc sức khỏe bà bầu không thể thiếu phần 2
Hướng dẫn quy trình khám mắt cho trẻ sơ sinh và những điều mẹ cần biết