6 căn bệnh gây ho ở trẻ em thường gặp nhất cha mẹ cần phải biết
Chú ý 6 căn bệnh gây ho ở trẻ em thường gặp nhất cha mẹ cần phải biết dưới đây là những bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ho không chỉ là dấu hiệu của một bệnh nào đó đặc trưng mà là biểu hiện của rất nhiều bệnh khác nhau, những bệnh này có thể là bệnh thông thường nhưng cũng có thể là bệnh nguy hiểm, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ. Các bậc cha mẹ hãy cùng gonhub.com tham khảo bài viết này để xác định con yêu đang bị ho do đâu và chữa trị hiệu quả nhé.
1. Ho do cảm lạnh kết hợp với sổ mũi, sốt nhẹ
Thông thường thì hầu hết các trường hợp trẻ có thể có triệu chứng ho tuy nhiên triệu chứng ho này lại không quá nghiêm trọng, đó là trường hợp trẻ ho do cảm lạnh. Thường các triệu chứng của cảm lạnh là có thể có sốt nhẹ, nghẹt chảy nước mũi, nước nhầy từ mũi xoang chảy xuống họng kích thích gây ho. Ho trong trường hợp này thường là tiếng ho khan, ho giúp làm sạch nước mũi chảy giúp bé dễ chịu hơn.Việc dùng thuốc kháng sinh trong trường hợp ho do cảm là không cần thiết vì cảm lạnh la do virus, trong khi thuốc kháng sinh dùng để điều trị trong trường hợp do vi khuẩn. Bạn có thể giúp bé cách sử dụng nước muối sinh lý làm trẻ dễ thở và hút mũi để hạn chế nước nhầy chảy xuống họng.
2. Viêm tiểu phế quản có thể biến chứng thành hen suyễn
Viêm tiểu phế quản là một trong những bệnh rất hay thường gặp ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là ở trẻ từ 3 – 6 tháng tuổi. Viêm tiểu phế quản xảy ra khi các tiểu phế quản nhỏ có kích thước dưới 2mm này bị viêm nhiễm do loại virus hô hấp có tên RSV gây ra làm cho tiểu phế quản bị sưng phù, tiết dịch làm đường thở bị chít hẹp khiến bé có triệu chứng thở khò khè. Lúc đầu triệu chứng giống có thể giống như bé bị cảm (ho, sổ mũi, sốt nhẹ) nhưng sau đó bé sẽ ho nhiều hơn, ho có đờm (nhiễm trùng do vi khuẩn), khò khè, thở kéo lồng ngực… Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng như viêm phổi, đường thở nhạy cảm… Hiện các nhà khoa học cũng chứng minh được mối liên hệ giữa bệnh Viêm tiểu phế quản và căn bệnh hen suyễn khi có khoảng 1/3 trẻ viêm phế quản có nguy cơ bị hen suyễn.
3. Viêm thanh khí quản gây ho như tiếng “chó sủa”
Nếu tiếng ho của bé có dạng ông ổng nghe như tiếng chó sủa thì có thể bé bị viêm thanh khí quản, đây là kiểu ho đặc trưng do thanh khí quản bị phù nề thường gặp ở trẻ trong độ tuổi từ 3 tháng đến 3 tuổi. Nguyên nhân thường gặp là do bị nhiễm virus, bé bị cảm lạnh do thay đổi nhiệt độ… Bé sẽ ho nhiều vào ban đêm với tiếng ho ông ổng đặc trưng, các triệu chứng như thở rít, khó thở (do đường thanh khí quản bị hẹp do phù nề) cũng trở nên trầm trọng hơn. Nếu viêm thanh khí quản không được điều trị có thể trở thành mức độ cấp tính với triệu chứng điển hình như ho, thở rít khi nằm yên, khó thở nặng, đường thanh khí quản hẹp nặng làm bé tím tái và gây tắc nghẽn hô hấp nguy hiểm đến tính mạng. Ngoài ra nếu không được điều trị kịp thời thì Viêm thanh khí quản cũng có thể gây viêm tai giữa, viêm khí phế quản, viêm phổi.
4. Viêm phế quản khiến trẻ ho về đêm
Ho do Viêm phế quản thường được bắt nguồn từ cơn ho khan từng cơn, không đờm, sau đó tiến triển dần thành ho có đờm, kéo dài vào nửa đêm gần sáng. Ngoài ra do niêm dịch phế quản sưng lên nên đường thở của bé bị hẹp lại làm bé khó thở, thở khò khè, bú kém, trẻ mệt mỏi, có thể kèm hoặc không kèm theo sốt. Vì các triệu chứng này cũng tương đồng với triệu chứng của các bệnh hô hấp khác nên việc các bậc phụ huynh nhận định cơn ho của bé có phải do viêm phế quản hay không không phải là dễ dàng, đó đó cách tốt nhất là khi thấy bé có các triệu chứng như trên thì nên đưa bé đi khám để bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời tránh các biến chứng của viêm phế quản như suy hô hấp.
5. Bệnh ho gà khiến thanh quản sưng phù và trẻ bị thiếu oxy
Nếu bé chưa được tiêm vắc xin ho gà thì nếu cơn ho của bé có các đặc điểm sau, bạn cần nên đưa bé đi bệnh viện càng sớm càng tốt vì đây là căn bệnh đặc biệt nguy hiểm cho trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ dưới 12 tháng tuổi.
Ho gà gây ra do vi khuẩn Bordetella pertussis gây ra làm khí quản của bé bị tắc nghẽn do nhớt. Thường được bắt đầu nhưng chứng ho do cảm lạnh thông thường, tuy nhiên sau đó rất nhanh chóng bé sẽ có những cơn ho từng cơn kéo dài kéo dài 1 phút và các cơn ho diễn ra liên tục. Khi bé gắng sức vào giữa hai cơn ho thì có tiếng hít sâu tạo âm thanh như tiếng “ót” giống tiếng gà kêu do không khí phải di chuyển qua khe thanh quản bị sưng phù và có thể rất nguy hiểm vì gây hiện tượng thiếu oxy trong cơ thể. Do đó để phòng tránh bệnh ho gà thì tiêm vaccine là cách hữu hiệu nhất.
6. Viêm phổi gây nguy hiểm tính mạng trẻ
Viêm phổi là căn bệnh nghiêm trọng về đường hô hấp có thể gây nguy hiểm đến tính mạng đặc biệt là ở trẻ sơ sinh hay trẻ đẻ non, nhẹ cân nếu không được điều trị kịp thời và do hệ miễn dịch của bé còn rất yếu nên bệnh có tốc độ tiến triển rất nhanh và nặng.
Xét về nguyên nhân thì viêm phổi ở trẻ sơ sinh có rất nhiều nguyên nhân đa dạng, có thể do:
- Vi khuẩn, virus như phế cầu, H.influenzae, coli, tụ cầu vàng…
- Trẻ bị nhiễm bệnh trong thời gian sinh do hít phải nước ối, dịch tiết ở đường sinh dục.
- Ngoài ra tỷ lệ của trẻ bị viêm phổi còn liên quan đến quá trình vỡ ối của mẹ, các nhà khoa học ghi nhận nếu mẹ bị vỡ ối từ 6 – 12h trước sinh, từ 12- 24h và trên 24h thì tỷ lệ trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc bệnh viêm phổi là 33%, 51% và 90%.
Dấu hiệu nhận biết trẻ viêm phổi:
- Do ở trẻ sơ sinh, những dấu hiệu đặc trưng của viêm phổi không rõ ràng như ở người lớn nên các bậc phụ huynh cần phải đặc biệt chú ý quan sát và ngay khi nhận thấy trẻ có các dấu hiệu như sau cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay:
- Thở nhanh: thở nhanh là triệu chứng xuất hiện sớm nhất khi trẻ bị viêm phổi (nhịp thở trên 60 lần trong 1 phút) Trẻ bị sốt, ho khàn, ho có đờm (một số trẻ do sức khỏe yếu nên có thể ho ít thậm chí không ho), khó thở, li bì, bú kém, rút lõm lồng ngực.
Các bậc cha mẹ hãy tham khảo 6 bệnh gây ho ở trẻ em cha mẹ nên chú ý vừa được gonhub.com giới thiệu trên đây để khám chữa và chăm sóc đúng cách cho con khi thấy con bị ho nhé. Chúc các bé mau chóng khỏi bệnh để cha mẹ vui khỏe.
Chú ý 6 căn bệnh gây ho ở trẻ em thường gặp nhất cha mẹ cần phải biết dưới đây là những bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ho không chỉ là dấu hiệu của một bệnh nào đó đặc trưng mà là biểu hiện của rất nhiều bệnh khác nhau, những bệnh này có thể là bệnh thông thường nhưng cũng có thể là bệnh nguy hiểm, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ. Các bậc cha mẹ hãy cùng gonhub.com tham khảo bài viết này để xác định con yêu đang bị ho do đâu và chữa trị hiệu quả nhé.
1. Ho do cảm lạnh kết hợp với sổ mũi, sốt nhẹ
Thông thường thì hầu hết các trường hợp trẻ có thể có triệu chứng ho tuy nhiên triệu chứng ho này lại không quá nghiêm trọng, đó là trường hợp trẻ ho do cảm lạnh. Thường các triệu chứng của cảm lạnh là có thể có sốt nhẹ, nghẹt chảy nước mũi, nước nhầy từ mũi xoang chảy xuống họng kích thích gây ho. Ho trong trường hợp này thường là tiếng ho khan, ho giúp làm sạch nước mũi chảy giúp bé dễ chịu hơn.Việc dùng thuốc kháng sinh trong trường hợp ho do cảm là không cần thiết vì cảm lạnh la do virus, trong khi thuốc kháng sinh dùng để điều trị trong trường hợp do vi khuẩn. Bạn có thể giúp bé cách sử dụng nước muối sinh lý làm trẻ dễ thở và hút mũi để hạn chế nước nhầy chảy xuống họng.
2. Viêm tiểu phế quản có thể biến chứng thành hen suyễn
Viêm tiểu phế quản là một trong những bệnh rất hay thường gặp ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là ở trẻ từ 3 – 6 tháng tuổi. Viêm tiểu phế quản xảy ra khi các tiểu phế quản nhỏ có kích thước dưới 2mm này bị viêm nhiễm do loại virus hô hấp có tên RSV gây ra làm cho tiểu phế quản bị sưng phù, tiết dịch làm đường thở bị chít hẹp khiến bé có triệu chứng thở khò khè. Lúc đầu triệu chứng giống có thể giống như bé bị cảm (ho, sổ mũi, sốt nhẹ) nhưng sau đó bé sẽ ho nhiều hơn, ho có đờm (nhiễm trùng do vi khuẩn), khò khè, thở kéo lồng ngực… Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng như viêm phổi, đường thở nhạy cảm… Hiện các nhà khoa học cũng chứng minh được mối liên hệ giữa bệnh Viêm tiểu phế quản và căn bệnh hen suyễn khi có khoảng 1/3 trẻ viêm phế quản có nguy cơ bị hen suyễn.
3. Viêm thanh khí quản gây ho như tiếng “chó sủa”
Nếu tiếng ho của bé có dạng ông ổng nghe như tiếng chó sủa thì có thể bé bị viêm thanh khí quản, đây là kiểu ho đặc trưng do thanh khí quản bị phù nề thường gặp ở trẻ trong độ tuổi từ 3 tháng đến 3 tuổi. Nguyên nhân thường gặp là do bị nhiễm virus, bé bị cảm lạnh do thay đổi nhiệt độ… Bé sẽ ho nhiều vào ban đêm với tiếng ho ông ổng đặc trưng, các triệu chứng như thở rít, khó thở (do đường thanh khí quản bị hẹp do phù nề) cũng trở nên trầm trọng hơn. Nếu viêm thanh khí quản không được điều trị có thể trở thành mức độ cấp tính với triệu chứng điển hình như ho, thở rít khi nằm yên, khó thở nặng, đường thanh khí quản hẹp nặng làm bé tím tái và gây tắc nghẽn hô hấp nguy hiểm đến tính mạng. Ngoài ra nếu không được điều trị kịp thời thì Viêm thanh khí quản cũng có thể gây viêm tai giữa, viêm khí phế quản, viêm phổi.
4. Viêm phế quản khiến trẻ ho về đêm
Ho do Viêm phế quản thường được bắt nguồn từ cơn ho khan từng cơn, không đờm, sau đó tiến triển dần thành ho có đờm, kéo dài vào nửa đêm gần sáng. Ngoài ra do niêm dịch phế quản sưng lên nên đường thở của bé bị hẹp lại làm bé khó thở, thở khò khè, bú kém, trẻ mệt mỏi, có thể kèm hoặc không kèm theo sốt. Vì các triệu chứng này cũng tương đồng với triệu chứng của các bệnh hô hấp khác nên việc các bậc phụ huynh nhận định cơn ho của bé có phải do viêm phế quản hay không không phải là dễ dàng, đó đó cách tốt nhất là khi thấy bé có các triệu chứng như trên thì nên đưa bé đi khám để bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời tránh các biến chứng của viêm phế quản như suy hô hấp.
5. Bệnh ho gà khiến thanh quản sưng phù và trẻ bị thiếu oxy
Nếu bé chưa được tiêm vắc xin ho gà thì nếu cơn ho của bé có các đặc điểm sau, bạn cần nên đưa bé đi bệnh viện càng sớm càng tốt vì đây là căn bệnh đặc biệt nguy hiểm cho trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ dưới 12 tháng tuổi.
Ho gà gây ra do vi khuẩn Bordetella pertussis gây ra làm khí quản của bé bị tắc nghẽn do nhớt. Thường được bắt đầu nhưng chứng ho do cảm lạnh thông thường, tuy nhiên sau đó rất nhanh chóng bé sẽ có những cơn ho từng cơn kéo dài kéo dài 1 phút và các cơn ho diễn ra liên tục. Khi bé gắng sức vào giữa hai cơn ho thì có tiếng hít sâu tạo âm thanh như tiếng “ót” giống tiếng gà kêu do không khí phải di chuyển qua khe thanh quản bị sưng phù và có thể rất nguy hiểm vì gây hiện tượng thiếu oxy trong cơ thể. Do đó để phòng tránh bệnh ho gà thì tiêm vaccine là cách hữu hiệu nhất.
6. Viêm phổi gây nguy hiểm tính mạng trẻ
Viêm phổi là căn bệnh nghiêm trọng về đường hô hấp có thể gây nguy hiểm đến tính mạng đặc biệt là ở trẻ sơ sinh hay trẻ đẻ non, nhẹ cân nếu không được điều trị kịp thời và do hệ miễn dịch của bé còn rất yếu nên bệnh có tốc độ tiến triển rất nhanh và nặng.
Xét về nguyên nhân thì viêm phổi ở trẻ sơ sinh có rất nhiều nguyên nhân đa dạng, có thể do:
- Vi khuẩn, virus như phế cầu, H.influenzae, coli, tụ cầu vàng…
- Trẻ bị nhiễm bệnh trong thời gian sinh do hít phải nước ối, dịch tiết ở đường sinh dục.
- Ngoài ra tỷ lệ của trẻ bị viêm phổi còn liên quan đến quá trình vỡ ối của mẹ, các nhà khoa học ghi nhận nếu mẹ bị vỡ ối từ 6 – 12h trước sinh, từ 12- 24h và trên 24h thì tỷ lệ trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc bệnh viêm phổi là 33%, 51% và 90%.
Dấu hiệu nhận biết trẻ viêm phổi:
- Do ở trẻ sơ sinh, những dấu hiệu đặc trưng của viêm phổi không rõ ràng như ở người lớn nên các bậc phụ huynh cần phải đặc biệt chú ý quan sát và ngay khi nhận thấy trẻ có các dấu hiệu như sau cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay:
- Thở nhanh: thở nhanh là triệu chứng xuất hiện sớm nhất khi trẻ bị viêm phổi (nhịp thở trên 60 lần trong 1 phút) Trẻ bị sốt, ho khàn, ho có đờm (một số trẻ do sức khỏe yếu nên có thể ho ít thậm chí không ho), khó thở, li bì, bú kém, rút lõm lồng ngực.
Các bậc cha mẹ hãy tham khảo 6 bệnh gây ho ở trẻ em cha mẹ nên chú ý vừa được gonhub.com giới thiệu trên đây để khám chữa và chăm sóc đúng cách cho con khi thấy con bị ho nhé. Chúc các bé mau chóng khỏi bệnh để cha mẹ vui khỏe.
Mẹ - Bé -8 cách trị nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh giúp bé giảm đau nhanh một phát khỏi ngay
Chữa viêm họng cho trẻ bằng thuốc nam
Bà bầu nên ăn gì khi mang thai để con trắng hồng thông minh tốt cho thai nhi
9 nguyên tắc dạy trẻ cách ứng xử cha mẹ cần phải nắm rõ
Trình tự các thủ tục cần làm khi sinh nở ở bệnh viện
4 cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh nhanh tại nhà không cần dùng thuốc
Cảnh báo 10 triệu chứng bệnh của bé cực kì nguy hiểm mà mẹ nên biết