5 thắc mắc phổ biến của mẹ bầu khi siêu âm thai nhi và những giải đáp từ bác sĩ
5 thắc mắc phổ biến của mẹ bầu khi siêu âm thai nhi và những giải đáp từ bác sĩ sẽ cung cấp những thông tin hữu ích nhất cho các mẹ bầu khi siêu âm trong thai kỳ. Siêu âm là cách ghi lại hình ảnh của thai nhi ở trong bụng mẹ.
Nhờ đó mà mẹ không chỉ được nhìn thấy sự phát triển thai nhi mà còn biết được rất nhiều vấn đề xung quanh bé và đặc biệt là sớm biết liệu bé có mắc các dị tật bẩm sinh hay không. Bên cạnh việc siêu âm thai nhi các mẹ bầu thường hay đặt ra rất nhiều thắc mắc khi mang thai như những điều cần biết khi đi siêu âm? Siêu âm 2D không tốt bằng siêu âm 3D và 4D? Lợi ích và tác hại của việc siêu âm thai nhi?…
Hãy cùng gonhub.com tham khảo những thông tin dưới đây để có thể làm rõ những thắc mắc của mẹ bầu về siêu âm thai.
1. Những lợi ích và tác hại của siêu âm?
Lợi ích
- Siêu âm không cần dùng kim tiêm và không gây đau đớn cho mẹ bầu.
- Siêu âm được sử dụng rộng rãi và dễ dàng.
- Siêu âm không dùng tia xạ ion hóa.
- Siêu âm không gây ra những vấn đề sức khỏe nào và có thể thực hiện nhiều lần tùy vào mức độ cần thiết.
- Siêu âm cho mẹ thấy hình ảnh rõ ràng của thai nhi ngay từ khi bé còn nằm trong bụng mẹ.
Tác hại
- Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được một hậu quả nào từ siêu âm gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, cũng không ai dám khẳng định chắc chắn rằng siêu âm hoàn toàn vô hại đối với thai nhi. Vì vậy, mẹ không nên lạm dụng quá nhiều đâu nhé!
2. Siêu âm hoạt động như thế nào? Làm thế nào chúng ta có thể nhìn thấy hình ảnh của bé?
Hình ảnh siêu âm được hình thành thông qua các sóng siêu âm. Khi đầu dò được ấn vào da, nó sẽ truyền những sóng âm có tần số cao vào cơ thể và khi sóng âm dội lại, đầu dò sẽ ghi nhận lại những thay đổi trong độ cao và hướng của âm từ đó tạo ra những hình ảnh trên màn hình vi tính.
Khi bắt đầu siêu âm, bác sĩ sẽ bôi một loại gel trong suốt lên bụng mẹ. Loại gel này có tác dụng giúp đầu dò tiếp xúc toàn bộ với cơ thể và hạn chế không khí chen vào giữa đầu dò và da của bạn.
3. Những thời điểm quan trọng cần siêu âm?
Theo các bác sĩ sản khoa, trong suốt thai kỳ, mẹ bầu cần thực hiện ít nhất 3 lần siêu âm để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé.
Bạn nên siêu âm vào từ tuần thứ 12- 14 của thai kỳ. Vì đây là lúc bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác nhất về độ tuổi của thai nhi và có thể đưa ra dự đoán ngày sinh cho bé. Quan trọng hơn, đây chính là thời điểm thích hợp để tiến hành đo độ mờ da gáy của bé và tiến hành kiểm tra một số điểm bất thường về nhiễm sắc thể. Nếu bạn mang thai đôi, đây cũng chính là lúc bác sĩ thông báo cho bạn.
Từ tuần 21 đến tuần 24: Lúc này, thai nhi đã bắt đầu phát triển các bộ phận trên cơ thể và siêu âm giúp bạn chắc rằng bé yêu của mình đang phát triển một cách bình thường. Bạn có thể nhìn thấy xương sống, tim, phổi, tay chân và các bộ phận khác của bé trên màn hình. Trong giai đoạn này, bác sĩ có thể phát hiện những dị tật bất thường của thai nhi như hở hàm ếch, sứt môi, dị dạng các cơ quan nội tạng. Lần siêu âm này rất quan trọng vì tất cả những dị dạng đều có thể nhìn thấy trong thời gian này và nếu phải đình chỉ thai thì phải làm trước tuần 28.
Từ tuần 30 đến tuần 32 của thai kỳ: Một số bất thường ở tim và cấu trúc não xảy ra muộn thường được phát hiện vào thời điểm này. Dị tật phát hiện trong thời điểm này tuy không thể can thiệp nhưng bạn có thể chọn cách ứng phó với nó khi sinh như chọn nơi sinh, cách sinh hoặc những cách chăm sóc bé sau này. Ngoài ra, siêu âm lần này giúp bác sĩ nhận biết tình trạng phát triển của thai nhi, tình trạng dây rốn, nước ối…
4. Siêu âm 2D không tốt bằng 3D và 4D?
Nhiều người nghĩ rằng, siêu âm 3D thì tốt hơn 2D vì nó dễ nhìn hơn và cho thấy các hình ảnh rõ ràng hơn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, siêu âm 3D chỉ được dùng trong các trường hợp để phát hiện các dị tật của thai nhi. Còn những trường hợp về cân nặng, độ tuổi, kích thước, 3D thường không đem lại kết quả chính xác bằng 2D.
5. Những điều mẹ nên chú ý khi đi siêu âm
- Bạn nên uống nhiều nước và nhịn đi tiểu trong vòng 2 giờ trước khi siêu âm vì khi bàng quang đầy nước, việc siêu âm sẽ dễ dàng hơn, hình ảnh của bé cũng rõ hơn nhiều.
- Mặc đồ rộng rãi, thoải mái khi đi siêu âm.
- Thông thường siêu âm lần đầu tiên thường được thực hiện ở tuần thứ 11 -14 của thai kỳ. Tuy nhiên, nếu từng bị xảy thai, điều trị vô sinh hay từng bị chảy máu, đau một bên bụng hoặc có các dấu hiệu bất thường nào, bạn có thể nhờ bác sĩ tiến hành siêu âm sớm, khoảng từ tuần thứ 6 trong thai kỳ.
Hy vọng những thông tin về 5 thắc mắc phổ biến của mẹ bầu khi siêu âm thai nhi và những giải đáp từ bác sĩ trên đây sẽ giúp các mẹ có thêm kiến thức khi mang thai an toàn nhất cho thai nhi và sức khỏe mẹ bầu. Các mẹ nên siêu âm theo đúng lịch của bộ y tế khuyến cáo, không nên quá lạm dụng việc siêu âm trong thai kỳ. Chúc mẹ bầu luôn khỏe mạnh gia đình hạnh phúc và đừng quên đồng hành cùng gonhub.com để biết thêm thông tin.
5 thắc mắc phổ biến của mẹ bầu khi siêu âm thai nhi và những giải đáp từ bác sĩ sẽ cung cấp những thông tin hữu ích nhất cho các mẹ bầu khi siêu âm trong thai kỳ. Siêu âm là cách ghi lại hình ảnh của thai nhi ở trong bụng mẹ.
Nhờ đó mà mẹ không chỉ được nhìn thấy sự phát triển thai nhi mà còn biết được rất nhiều vấn đề xung quanh bé và đặc biệt là sớm biết liệu bé có mắc các dị tật bẩm sinh hay không. Bên cạnh việc siêu âm thai nhi các mẹ bầu thường hay đặt ra rất nhiều thắc mắc khi mang thai như những điều cần biết khi đi siêu âm? Siêu âm 2D không tốt bằng siêu âm 3D và 4D? Lợi ích và tác hại của việc siêu âm thai nhi?…
Hãy cùng gonhub.com tham khảo những thông tin dưới đây để có thể làm rõ những thắc mắc của mẹ bầu về siêu âm thai.
1. Những lợi ích và tác hại của siêu âm?
Lợi ích
- Siêu âm không cần dùng kim tiêm và không gây đau đớn cho mẹ bầu.
- Siêu âm được sử dụng rộng rãi và dễ dàng.
- Siêu âm không dùng tia xạ ion hóa.
- Siêu âm không gây ra những vấn đề sức khỏe nào và có thể thực hiện nhiều lần tùy vào mức độ cần thiết.
- Siêu âm cho mẹ thấy hình ảnh rõ ràng của thai nhi ngay từ khi bé còn nằm trong bụng mẹ.
Tác hại
- Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được một hậu quả nào từ siêu âm gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, cũng không ai dám khẳng định chắc chắn rằng siêu âm hoàn toàn vô hại đối với thai nhi. Vì vậy, mẹ không nên lạm dụng quá nhiều đâu nhé!
2. Siêu âm hoạt động như thế nào? Làm thế nào chúng ta có thể nhìn thấy hình ảnh của bé?
Hình ảnh siêu âm được hình thành thông qua các sóng siêu âm. Khi đầu dò được ấn vào da, nó sẽ truyền những sóng âm có tần số cao vào cơ thể và khi sóng âm dội lại, đầu dò sẽ ghi nhận lại những thay đổi trong độ cao và hướng của âm từ đó tạo ra những hình ảnh trên màn hình vi tính.
Khi bắt đầu siêu âm, bác sĩ sẽ bôi một loại gel trong suốt lên bụng mẹ. Loại gel này có tác dụng giúp đầu dò tiếp xúc toàn bộ với cơ thể và hạn chế không khí chen vào giữa đầu dò và da của bạn.
3. Những thời điểm quan trọng cần siêu âm?
Theo các bác sĩ sản khoa, trong suốt thai kỳ, mẹ bầu cần thực hiện ít nhất 3 lần siêu âm để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé.
Bạn nên siêu âm vào từ tuần thứ 12- 14 của thai kỳ. Vì đây là lúc bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác nhất về độ tuổi của thai nhi và có thể đưa ra dự đoán ngày sinh cho bé. Quan trọng hơn, đây chính là thời điểm thích hợp để tiến hành đo độ mờ da gáy của bé và tiến hành kiểm tra một số điểm bất thường về nhiễm sắc thể. Nếu bạn mang thai đôi, đây cũng chính là lúc bác sĩ thông báo cho bạn.
Từ tuần 21 đến tuần 24: Lúc này, thai nhi đã bắt đầu phát triển các bộ phận trên cơ thể và siêu âm giúp bạn chắc rằng bé yêu của mình đang phát triển một cách bình thường. Bạn có thể nhìn thấy xương sống, tim, phổi, tay chân và các bộ phận khác của bé trên màn hình. Trong giai đoạn này, bác sĩ có thể phát hiện những dị tật bất thường của thai nhi như hở hàm ếch, sứt môi, dị dạng các cơ quan nội tạng. Lần siêu âm này rất quan trọng vì tất cả những dị dạng đều có thể nhìn thấy trong thời gian này và nếu phải đình chỉ thai thì phải làm trước tuần 28.
Từ tuần 30 đến tuần 32 của thai kỳ: Một số bất thường ở tim và cấu trúc não xảy ra muộn thường được phát hiện vào thời điểm này. Dị tật phát hiện trong thời điểm này tuy không thể can thiệp nhưng bạn có thể chọn cách ứng phó với nó khi sinh như chọn nơi sinh, cách sinh hoặc những cách chăm sóc bé sau này. Ngoài ra, siêu âm lần này giúp bác sĩ nhận biết tình trạng phát triển của thai nhi, tình trạng dây rốn, nước ối…
4. Siêu âm 2D không tốt bằng 3D và 4D?
Nhiều người nghĩ rằng, siêu âm 3D thì tốt hơn 2D vì nó dễ nhìn hơn và cho thấy các hình ảnh rõ ràng hơn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, siêu âm 3D chỉ được dùng trong các trường hợp để phát hiện các dị tật của thai nhi. Còn những trường hợp về cân nặng, độ tuổi, kích thước, 3D thường không đem lại kết quả chính xác bằng 2D.
5. Những điều mẹ nên chú ý khi đi siêu âm
- Bạn nên uống nhiều nước và nhịn đi tiểu trong vòng 2 giờ trước khi siêu âm vì khi bàng quang đầy nước, việc siêu âm sẽ dễ dàng hơn, hình ảnh của bé cũng rõ hơn nhiều.
- Mặc đồ rộng rãi, thoải mái khi đi siêu âm.
- Thông thường siêu âm lần đầu tiên thường được thực hiện ở tuần thứ 11 -14 của thai kỳ. Tuy nhiên, nếu từng bị xảy thai, điều trị vô sinh hay từng bị chảy máu, đau một bên bụng hoặc có các dấu hiệu bất thường nào, bạn có thể nhờ bác sĩ tiến hành siêu âm sớm, khoảng từ tuần thứ 6 trong thai kỳ.
Hy vọng những thông tin về 5 thắc mắc phổ biến của mẹ bầu khi siêu âm thai nhi và những giải đáp từ bác sĩ trên đây sẽ giúp các mẹ có thêm kiến thức khi mang thai an toàn nhất cho thai nhi và sức khỏe mẹ bầu. Các mẹ nên siêu âm theo đúng lịch của bộ y tế khuyến cáo, không nên quá lạm dụng việc siêu âm trong thai kỳ. Chúc mẹ bầu luôn khỏe mạnh gia đình hạnh phúc và đừng quên đồng hành cùng gonhub.com để biết thêm thông tin.
Mẹ - Bé - Tags: siêu âm khi mang thaiCách lựa chọn đồ dùng phát triển thể chất cho trẻ phù hợp mẹ nên biết
Rửa mũi cho trẻ sơ sinh như thế nào đúng cách tại nhà?
Mang thai và những kiến thức căn bản nhất bà bầu cần biết
Phụ nữ rụng trứng có biểu hiện gì và trứng rụng kéo dài bao nhiêu ngày?
Mẹ bầu chuyển dạ bao lâu thì sinh và cách nhận biết thời gian chuyển dạ
Chuẩn bị đồ đi sinh cho mẹ bầu như thế nào là hợp lí giúp mẹ bầu an tâm hơn khi gần đến ngày sanh
Khi mang thai mẹ có nên cho con bú hay không?